Điểm “nhạy cảm” trong mô hình đào tạo 9+

GD&TĐ - Mô hình đào tạo 9+ cho phép học sinh tốt nghiệp THCS được học nghề kết hợp văn hóa, đủ điều kiện sẽ liên thông lên các trình độ cao hơn. Liên quan đến mô hình đào tạo này, chuyên gia đã làm rõ một số vấn đề, nhằm giúp đối tượng muốn tham gia có thể tiếp cận chương trình dễ dàng hơn.

Học sinh tốt nghiệp THCS có thể đăng ký dự tuyển chương trình cao đẳng
Học sinh tốt nghiệp THCS có thể đăng ký dự tuyển chương trình cao đẳng

Lao động vị thành niên

Liên quan đến mô hình đào tạo 9+, một số ý kiến cho rằng, các lĩnh vực ngành nghề đặc thù, độc hại không thể sử dụng lao động dưới 18 tuổi. Với mô hình đào tạo 9+ sau 2 năm các em vẫn chưa đủ tuổi lao động. Như vậy, việc đào tạo sẽ bị lãng phí…

Trao đổi về vấn đề này, ông Vũ Xuân Hùng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục GDNN cho biết: Mô hình 9+ bắt đầu từ khi người học vào học trung cấp, theo Luật Giáo dục nghề nghiệp, học trình độ trung cấp chỉ mất từ 1 – 2 năm và không cần học văn hóa, như vậy tiết kiệm được thời gian đào tạo, người học có thể nhanh chóng tham gia vào thị trường lao động khi chưa đủ 18 tuổi một cách đúng nghĩa.

Tuy nhiên, Bộ luật Lao động cho phép người lao động tuổi vị thành niên, nhưng cũng không có nghĩa là họ được tham gia vào tất cả các ngành nghề đặc thù, độc hại…

 

Học hết lớp 9 vào học nghề, chương trình đào tạo trung cấp từ 1 – 2 năm và có thể học sơ cấp nghề hoặc các chương trình đào tạo khác. Bên cạnh đó, học văn hóa là quyền của tất cả mọi người. Các em không thể vào học THPT, vẫn có thể học văn hóa theo chương trình 1.500 tiết của giáo dục thường xuyên. Đây là một hướng mở cho các em học sinh có đủ điều kiện tham dự Kỳ thi THPT quốc gia để được cấp bằng tốt nghiệp.

 
Ông Đào Văn Tiến cho biết.

Quá trình tuyển sinh, các cơ sở GDNN đều có sự sàng lọc đối tượng đăng ký học nghề. Đối với các nghề nguy hiểm, độc hại, nhạy cảm… thì không tuyển đối tượng tốt nghiệp THCS. Những ngành nghề khác không nằm trong phạm vi này đều có thể tuyển sinh.

Từ khi Luật Giáo dục nghề nghiệp được thông qua, các cơ sở GDNN đã triển khai thực hiện khá tốt. Đối với doanh nghiệp, khi tuyển dụng đối tượng lao động vị thành niên, doanh nghiệp còn được hưởng chính sách khuyến khích, ưu đãi.

Ông Đào Văn Tiến, Vụ trưởng Vụ Đào tạo thường xuyên, Tổng cục GDNN cho biết thêm: Tốt nghiệp THCS, các em học sinh đủ 15 tuổi. Bộ luật Lao động quy định, người đủ 15 tuổi trở lên được tham gia thị trường lao động. Nhưng từ 15 – 18 tuổi không được làm các ngành nghề nặng nhọc, độc hại… theo danh mục của Bộ LĐ-TB&XH quy định.

Đồng thời có bằng và được cấp 2 bằng

Một vấn đề khác được quan tâm là cấp bằng đào tạo. Có hai khái niệm khác nhau, cụ thể là: Học sinh học xong trung cấp đồng thời có bằng phổ thông khác với học trường nghề được cấp hai bằng.

Ông Vũ Xuân Hùng cho biết: Một số trường thông báo tuyển sinh chưa rõ ràng, gây ra cách hiểu sai vấn đề, hiệu trưởng trường nghề chỉ có thể cấp được một bằng nghề. Về bằng văn hóa, theo hướng dẫn của Thông tư số 07/2019/TT-BLĐTBXH ngày 7/3/2019 của Bộ LĐ-TB&XH, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh có nhu cầu đăng ký vào học GDNN.

Học sinh tốt nghiệp THCS có nguyện vọng học trình độ cao đẳng cũng có thể đăng ký dự tuyển. Tuy nhiên, các đối tượng này, trong quá trình học phải hoàn thiện chương trình văn hóa THPT theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Hiện nay, có 2 hướng, thứ nhất, học để liên thông lên trình độ cao hơn mà không cần bằng THPT; hướng thứ hai, muốn có bằng THPT người học phải học tại trung tâm giáo dục thường xuyên, hoặc cơ sở giáo dục có đủ điều kiện để tham gia vào Kỳ thi quốc gia thi lấy bằng THPT.

Các trường trung cấp, cao đẳng tuyển sinh theo trình độ đào tạo của nhà trường và tạo điều kiện cho học sinh tốt nghiệp THCS đi học văn hóa. Như vậy, học sinh có thể học nghề trong trường nghề và được nhà trường tạo điều kiện để học văn hóa tại trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc cơ sở giáo dục khác có đủ điều kiện.

Hiện nay, một số trường cao đẳng tư thục cũng có trường THPT để tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các em học sinh có thể vừa học nghề và vừa hoàn thành chương trình văn hóa THPT.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.