Điểm lại những truyền thuyết về trăng máu

Các nền văn hóa cổ cho rằng những con quỷ cướp bóc, vật nuôi háu đói hay báo đốm ăn mồi là thủ phạm làm trăng máu xảy ra: chúng khiến Mặt trăng... chảy máu.

Điểm lại những truyền thuyết về trăng máu

Ngày nay, trăng máu hay nguyệt thực toàn phần luôn được mọi người háo hức mong chờ, tụ tập thành nhóm lớn hẹn nhau đi xem, nhưng trong quá khứ, không phải lúc nào hiện tượng này cũng được người ta trông đợi như vậy. Rất nhiều nền văn hóa cho rằng nguyệt thực là hiện tượng Mặt trăng bị… ăn mất, và đây là điềm báo cho hiểm nguy và hỗn loạn.

E. C. Krupp - Giám đốc Đài quan sát Griffith ở Los Angeles, California cho hay: “Nhiều nền văn hóa cổ đại cho rằng thiên thực là dấu hiệu cho thấy quy luật bình thường của vạn vật đã bị đảo lộn. Những chuyện đáng lẽ không nên xảy ra thì lại xảy ra”.

Báo ăn Mặt trăng

David Dearborn, nhà khoa học đến từ Phòng thí nghiệm quốc gia Livermore, California, người đã dành nhiều thời gian nghiên cứu quan niệm về thiên văn của người Inca cho biết: Người Inca không hề cho rằng thiên thực là hiện tượng gì tốt đẹp.

Dearborn đã thu thập những ghi chép về hoạt động của người Inca khi nguyệt thực xảy ra và phát hiện: Người Inca cổ cho rằng nguyệt thực xảy ra là do Mặt trăng bị một con báo đốm tấn công, và chính điều này đã khiến Mặt trăng có màu đỏ như máu mỗi lần nguyệt thực toàn phần.

Người Inca sợ rằng sau khi tấn công và “ăn” hết Mặt trăng, không còn nơi cư trú, những con báo đốm sẽ rơi xuống Trái đất và tiêu diệt loài người. 

Để ngăn chặn điều đó, họ đã cố gắng xua đuổi chúng sang nơi khác bằng cách hướng về phía Mặt trăng và tạo ra rất nhiều tiếng ồn, ví dụ khua trống chiêng hay đánh chó trong nhà để khiến chúng rú lên và sủa, từ đó đuổi con báo đốm đi.

Người Inca (Maya) cổ tin rằng trăng máu xảy ra là do Mặt trăng bị báo đốm ăn mất. Họ tạo ra tiếng ồn lớn để xua đuổi con báo đốm.

Người Inca (Maya) cổ tin rằng trăng máu xảy ra là do Mặt trăng bị báo đốm ăn mất. Họ tạo ra tiếng ồn lớn để xua đuổi báo đốm sang nơi khác.

Thay thế hoàng đế

Theo Krupp, người ở vùng đồng bằng Lưỡng Hà cổ đại cũng coi nguyệt thực xảy ra là do Mặt trăng bị xâm chiếm, nhưng ở đây, kẻ xâm lược là bảy con quỷ.

Những nền văn hóa cổ thường liên kết những gì xảy ra trên bầu trời với những việc xảy ra trên Trái Đất. Và vì nhà vua đại diện cho lãnh thổ trong văn hóa Lưỡng Hà, người Lưỡng hà cổ cho rằng nguyệt thực là điềm báo nhà vua sẽ bị mưu hại.

Krupp chia sẻ, có những ghi chép nói rằng người Lưỡng Hà biết cách dự đoán thời gian nguyệt thực 1 cách chính xác. Vì vậy, khi tính toán nguyệt thực có thể xảy ra, họ sẽ thay thế nhà vua thực bằng người khác: Người đó sẽ phải hứng chịu mọi cuộc tấn công nếu có, sẵn sàng hy sinh nếu có chuyện bất trắc xảy ra.

Trong thời gian nguyệt thực diễn ra, dù không phải là vua thật nhưng người thay thế vẫn sẽ được đối xử tử tế. Còn vua thật thì sẽ giả dạng dân thường. Một khi nguyệt thực qua đi, người thay thế sẽ biến mất, có thể là do bị hạ độc – Krupp cho biết.

Chữa trị Mặt trăng

Truyền thuyết về nguyệt thực của người Hupa, 1 bộ lạc thổ dân bản địa sống ở bắc California hiện nay thì lại có kết thúc có hậu hơn.

Người Hupa tin rằng Mặt trăng có 20 bà vợ và có rất nhiều vật nuôi – phần lớn trong số đó là rắn và sư tử núi. Khi Mặt trăng không cung cấp đủ thức ăn cho chúng, các con vật sẽ tấn công và khiến Mặt trăng chảy máu. Cái kết của câu chuyện là các bà vợ của Mặt trăng sẽ tới bảo vệ chồng, thu thập máu và giúp Mặt trăng phục hồi sức khỏe.

Còn với bộ lạc Luisenõ ở nam California, nguyệt thực là dấu hiệu cho thấy Mặt trăng bị ốm, và người dân trong bộ lạc có nghĩa vụ đồng thanh hát hoặc cầu nguyện để giúp Mặt trăng khỏe lại.

Những truyền thuyết hiện đại về trăng máu

Jarita Holbrook, nhà thiên văn học văn hóa tại Đại học Western Cape ở Bellville, Nam Phi cho biết: Không phải tất cả các nền văn hóa đều cho rằng thiên thực là điều xấu.

Holbrook chia sẻ: Tôi thích nhất là truyền thuyết của người Batammaliba ở Togo và Benin ở châu Phi. Trong câu chuyện, thiên thực là khi mặt trăng và mặt trời đánh nhau, và mọi người cố khuyên 2 thiên thể này dừng lại. 

Người Togo và Benin quan niệm đây là thời gian mọi người tụ họp cùng nhau, cùng giải quyết những hận thù và giận dữ cũ. Truyền thuyết này còn được lưu truyền tới tận ngày nay.

Trong đợt nguyệt thực ngày 14-15/4 vừa qua, giám đốc Đài quan sát Griffith đã tổ chức những hoạt động kết hợp giữa khoa học hiện đại và nghi thức cổ xưa. 

Cùng với kính thiên văn, Đài quan sát còn cho phép những người tới xem trăng máu mang theo những dụng cụ tạo tiếng ồn để xua đuổi bất cứ thứ gì ăn mất Mặt trăng. Vào trăng máu ngày 8/10 hôm nay, có thể những hoạt động tương tự cũng sẽ được diễn ra,

Theo giadinhonline.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Quy về thang điểm chung

GD&TĐ - Việc quy về một thang điểm chung là hoàn toàn khả thi; nếu khó cũng nên làm vì lợi ích chung của cả hệ thống...

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.