ĐH Thái Nguyên đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương

GD&TĐ - Với tiềm năng của một trung tâm giáo dục đào tạo lớn, ĐH Thái Nguyên đã và đang thể hiện rõ vai trò của mình, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

GS.TS Phạm Hồng Quang, Giám đốc Đại học Thái Nguyên trình bày tham luận tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025
GS.TS Phạm Hồng Quang, Giám đốc Đại học Thái Nguyên trình bày tham luận tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025

Động lực phát triển kinh tế

Đại học Thái Nguyên hiện có 07 trường đại học thành viên; 01 trường cao đẳng; 01 trường Ngoại ngữ, Khoa Quốc tế, Phân hiệu tại tỉnh Lào Cai; 17 viện nghiên cứu và các đơn vị trực thuộc.

Với đội ngũ có gần 4.000 người, trong đó có 2.543 cán bộ giảng dạy, 151 giáo sư, phó giáo sư, 764 tiến sĩ, ĐH Thái Nguyên có năng lực đào tạo và nghiên cứu khoa học ở tất cả các lĩnh vực cơ bản, trọng yếu cho phát triển kinh tế - xã hội: nông nghiệp, công nghiệp, y dược, giáo dục, khoa học cơ bản, kinh tế, ngoại ngữ và công nghệ thông tin…

ĐH Thái Nguyên trong nhóm 10 các trường đại học có công bố quốc tế tốt nhất Việt Nam. Theo xếp hạng chỉ số nghiên cứu nội lực, ĐH Thái Nguyên xếp hạng thứ 3/35 trường đại học.

Đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội và lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên, Đại học Thái Nguyên thăm quan gian hàng sản phẩm khoa học công nghệ của ĐHTN
Đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội và lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên, Đại học Thái Nguyên thăm quan gian hàng sản phẩm khoa học công nghệ của ĐHTN

Với quy mô gần 60.000 SV, trong đó có 4.000 cao học và NCS, hơn 1.000 SV quốc tế, ĐH Thái Nguyên đã và đang đào tạo có chất lượng nguồn nhân lực cho vùng và đất nước, chuyển giao khoa học công nghệ thành công; tư vấn chính sách có hiệu quả và góp phần tăng trưởng kinh tế của vùng và đất nước.

ĐH Thái Nguyên đã ký hợp tác toàn diện về đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ với các tỉnh thuộc vùng trung du, miền núi phía Bắc, thực hiện hàng trăm chương trình chuyển giao công nghệ cho hầu hết các tỉnh trong vùng, nhiều chương trình mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Hướng đi cho tương lai

ĐH Thái Nguyên xác định rõ vị trí và trách nhiệm của đơn vị theo Luật Giáo dục 34 đã xác định: “Đại học Quốc gia, Đại học vùng thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước”. Trong giai đoạn 2020 - 2025 và những năm tiếp theo, ĐH Thái Nguyên quyết tâm phấn đấu cho hai nhiệm vụ lớn:

Thứ nhất: Tập trung mọi nguồn lực, giữ vững 3 trụ cột là đào tạo nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thành công, tư vấn chính sách có hiệu quả. Đưa nguồn lực của toàn Đại học trở thành động lực mạnh đối với tăng trưởng và phát triển bền vững của các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó trọng tâm là tỉnh Thái Nguyên.

Thứ hai: Xây dựng thể chế đầy đủ hơn cho đại học vùng trong việc quản lý và điều hành, nhằm giúp đại học vùng thực hiện được nhiệm vụ chính trị của mình.      

Để thực hiện định hướng cơ bản trên, cần tập trung vào một số giải pháp trọng tâm: Điều chỉnh tái cơ cấu ngành nghề đào tạo; tiếp thu kinh nghiệm của các nước phát triển để xây dựng chương trình đào tạo chất lượng. Xây dựng chương trình đào tạo trong những năm tới theo hướng tiếp cận nhu cầu thị trường, đào tạo nhân lực chất lượng, giúp sinh viên có khả năng thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng.

Tập trung nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ có sự tham gia của doanh nghiệp. Phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh để tạo ra các sản phẩm đặc trưng và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất của tỉnh, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn.

TS. Nguyễn Phú Hùng - Trưởng khoa Khoa Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Khoa học, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu và phát triển bộ sinh phẩm phát hiện Sars-CoV-2 Virus bằng kỹ thuật Realtime PCR”.
TS. Nguyễn Phú Hùng - Trưởng khoa Khoa Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Khoa học, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu và phát triển bộ sinh phẩm phát hiện Sars-CoV-2 Virus bằng kỹ thuật Realtime PCR”.

Nghiên cứu, đánh giá, nhận diện những biến động về kinh tế - xã hội để kịp thời đề xuất những giải pháp, những chính sách nhằm tham mưu cho lãnh đạo Tỉnh trong việc xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tích cực tham gia với chính quyền địa phương để lập dự báo nhu cầu nguồn nhân lực nhằm điều chỉnh và định hướng kế hoạch đào tạo của ĐH Thái Nguyên để đảm bảo cung cấp đủ nguồn nhân lực một cách kịp thời với chất lượng tốt cho nhu cầu phát triển của tỉnh và vùng;

Phát triển không gian sáng tạo, khởi nghiệp, thực hiện tốt chức năng ươm tạo, khởi nghiệp và cung ứng nhân lực và kết nối để ĐH Thái Nguyên thật sự là môi trường giáo dục đại học sáng tạo, dân chủ, thu hút mọi nguồn lực tham gia. ĐH Thái Nguyên sẽ đóng góp vào tăng trưởng bền vững cho tỉnh, phải trở thành một bộ phận không tách rời của các tỉnh để tăng sức mạnh cạnh tranh toàn cầu.

Dựa trên những điều kiện cụ thể của tỉnh Thái Nguyên, ĐH Thái Nguyên sẽ tập trung những lĩnh vực đào tạo chất lượng cao như: Công nghệ thông tin; Tự động hóa, viễn thông, Kỹ thuật Y - Sinh, Nông nghiệp công nghệ cao, Chế biến nông, lâm sản, Thương mại điện tử, Du lịch, khách sạn, Logistic… nhằm tạo bước đột phá về chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học.            

“Tri thức là sức mạnh” - Không phải tài nguyên, dầu mỏ, than đá hay bauxite đem lại sự kính trọng và công nhận của thế giới cho chúng ta, mà chính là trí tuệ, sự ngang bằng tri thức, khoa học, công nghệ với thế giới trong sân chơi toàn cầu. Cơ may, và con đường duy nhất để chúng ta vươn lên và tồn tại trong thế giới, là sáng tạo và đổi mới, đây cũng là lợi thế cạnh tranh của chúng ta trong hiện tại và tương lai.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.