Đề xuất mới nhằm đưa Ấn Độ trở lại dự án phát triển và sản xuất Su-57

GD&TĐ - Nga vẫn hy vọng Ấn Độ sẽ quay trở lại chương trình chung phát triển và sản xuất máy bay chiến đấu Su-57E thế hệ thứ năm.

Đề xuất mới nhằm đưa Ấn Độ trở lại dự án phát triển và sản xuất Su-57

Tại triển lãm hàng không quân sự ở Ấn Độ, có những tuyên bố rằng nếu đối tác từ quốc gia Nam Á quyết định tiếp tục tham gia dự án và đặt hàng máy bay, họ sẽ có thể nhanh chóng nhận được chiến đấu cơ mới.

Hơn nữa, việc sản xuất tiêm kích Su-57E có thể được thực hiện tại doanh nghiệp Ấn Độ Hindustan Aeronautics Limited (HAL), nơi Su-30MKI hiện đang được lắp ráp.

Đề xuất của phía Nga không chỉ bao gồm việc chuyển giao công nghệ nhanh chóng và tổ chức lắp ráp tại các nhà máy của Ấn Độ mà còn bao gồm việc tham gia phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm AMCA (Tiêm kích hạng trung tiên tiến) của Ấn Độ.

Theo thông báo, Moskva sẵn sàng cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và công nghệ cho dự án đầy tham vọng này, vốn có tầm quan trọng chiến lược đối với Ấn Độ.

8p-niz-ab0.jpg
Ấn Độ liệu có đặt niềm tin vào tiêm kích Su-57 của Nga?

Nga và Ấn Độ có lịch sử hợp tác quốc phòng lâu dài, nhưng chương trình chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm chung đã gặp phải nhiều khó khăn.

Năm 2018, New Delhi đã rút khỏi dự án tiêm kích FGFA dựa trên nền tảng Su-57, với lý do chậm trễ, chi phí cao và máy bay chiến đấu không đáp ứng được một số thông số kỹ thuật đã nêu.

Tuy nhiên các cuộc đàm phán ngày hôm nay chứng tỏ hai bên đã sẵn sàng quay lại thảo luận và tiếp tục làm việc chung.

Phía Nga nhấn mạnh rằng Su-57E đã vượt qua giai đoạn tinh chỉnh và sẵn sàng cho sản xuất hàng loạt và giao hàng xuất khẩu.

Đây là máy bay chiến đấu đa năng thế hệ thứ năm có các yếu tố tàng hình, hệ thống điều khiển vũ khí hiện đại và khả năng cơ động cao.

Việc nội địa hóa sản xuất tại Ấn Độ sẽ cho phép Delhi không chỉ tăng cường lực lượng không quân mà còn nâng cao trình độ ngành công nghiệp quốc phòng, tạo thêm việc làm và giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp nước ngoài.

Đề xuất của Nga có vẻ đặc biệt phù hợp trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gia tăng trên thị trường quốc phòng Ấn Độ.

Hoa Kỳ đang tích cực quảng bá máy bay chiến đấu F-21 - phiên bản nâng cấp của F-16, trong khi Pháp đang cung cấp thêm nhiều lô Rafale.

Ấn Độ đang tìm cách đa dạng hóa hoạt động mua sắm và tăng cường sản xuất trong nước, họ cân nhắc nhiều lựa chọn khác nhau, bao gồm cả việc phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của riêng mình - chiếc AMCA.

Các nhà phân tích cho rằng việc Ấn Độ quay trở lại dự án Su-57E có thể là động thái có lợi cho cả hai bên.

Nga sẽ nhận được đối tác chiến lược và nguồn tài trợ bổ sung để phát triển dự án chủ lực của mình, trong khi Ấn Độ sẽ được tiếp cận các công nghệ tiên tiến và có cơ hội đẩy nhanh quá trình triển khai tiêm kích thế hệ thứ năm nội địa.

Tuy nhiên vẫn còn một rào cản lớn cần vượt qua, khi trước đó giới chức quốc phòng Ấn Độ đã tuyên bố rằng họ không coi máy bay chiến đấu Su-57 là tiêm kích thế hệ thứ năm.

Tốc độ sản xuất tiêm kích Su-57 của Nga vẫn "nhỏ giọt".
Theo Avia-pro

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ