Mặc dù thực tế Đức không chỉ là một trong những nước sáng lập ra dự án ELSA (European Long-Strike Approach) của châu Âu nhằm chế tạo tên lửa tầm xa mà còn là quốc gia khởi xướng, nhưng đây không phải là lý do để lạc quan.
Hơn nữa, phạm vi tấn công mong muốn của vũ khí phải là 2.000 km và khả năng xuất hiện một tên lửa hành trình châu Âu với các thông số như vậy vẫn còn nhiều nghi vấn.
Tạp chí Hartpunkt của Đức đã đăng một bài viết khá "chỉ trích" về chủ đề này. Trích dẫn nguồn tin riêng, ấn phẩm lưu ý rằng Bộ Quốc phòng Đức hiện đang nghiên cứu và thảo luận về khả năng mua tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ trong phiên bản phóng từ mặt đất, tức là hệ thống Typhon.
Tờ báo liên tục tiết lộ tất cả các phương án khả thi. Ví dụ họ đã lưu ý rằng tên lửa hành trình Land Cruise Missile mới của MDBA sẽ dựa trên MdCN (Missile de Croisière Naval, tiếng Anh là NCM - Naval Cruise Missile).
Nhưng phạm vi MdCN chỉ là 1000 km, hơn nữa như ấn phẩm này viết, quá trình phát triển vẫn chưa được rút ngắn, do vậy có lý do để hoài nghi về khả năng tên lửa sẽ được đưa vào sử dụng trong thập kỷ này.
![Thử nghiệm tên lửa hành trình MdCN c8b67a0f6103acd2.jpg](https://cdn.giaoducthoidai.vn/images/cdb150776b030707bae16d2464c6237a5126a773abda861cc1f26156dd00f96216cf0cd86217c9b63b77a985a6dc359e/c8b67a0f6103acd2.jpg)
Ngoài ra cần lưu ý rằng mặc dù đã mua máy bay F-35 trang bị tên lửa hành trình AGM-158B JASSM-ER, tình hình vẫn không có thay đổi đáng kể. Bởi vì thứ nhất, phạm vi của vũ khí cũng vào khoảng 1.000 km. Thứ hai, phải mất nhiều năm nữa tiêm kích thế hệ thứ năm của Đức mới được đưa vào sử dụng.
Tình hình cũng không khá hơn với vũ khí tầm xa duy nhất hiện tại của Đức - tên lửa hành trình Taurus. Bởi vì mặc dù có lời đồn về việc tạo ra Taurus Neo mới, mọi thứ đã kết thúc với việc duy trì các tên lửa hiện có cho đến năm 2045.
Mặc dù vậy điều này sẽ không có tác động gì lớn, vì ngay cả kế hoạch phát triển phiên bản mới của tên lửa hành trình này cũng chỉ dự kiến sẽ được giao vào năm 2029.
Sau đó rất lâu, vào những năm 2030, Đức kỳ vọng sẽ xuất hiện một loại tên lửa chống hạm mới - 3SM Tyrfing, có tốc độ siêu thanh và tấn công được mục tiêu trên mặt đất.
Đức tham gia trực tiếp vào quá trình phát triển vũ khí này và Diehl Defense cùng MBDA Deutschland đang hợp tác với Kongsberg của Na Uy. Vũ khí hiện có trên tàu là tên lửa RBS-15, đang được thay thế bằng NSM có tầm bắn 180 km.
![Đồ họa tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh 3SM Tyrfing. 5ac67a0f6657159e.jpg](https://cdn.giaoducthoidai.vn/images/cdb150776b030707bae16d2464c6237abc6d8bbda8f79b27e781bede4d53aaf71737aee5087afc71a6e946a4db9aea45/5ac67a0f6657159e.jpg)
Cần lưu ý rằng nếu chúng ta xem xét tình hình thực tế cũng như các kế hoạch hiện tại, thì mua tên lửa Tomahawk chế tạo sẵn dường như gần như là lựa chọn khả thi duy nhất.
Đặc biệt, gần đây Mỹ đã xuất khẩu rộng rãi vũ khí này, nếu trước đây chỉ có Vương quốc Anh sở hữu chúng, thì vào tháng 12, "câu lạc bộ" đã mở rộng thêm Úc - trở thành quốc gia thứ ba có tên lửa Tomahawk.
Và sau đó, những tên lửa hành trình này sẽ được chuyển đến Nhật Bản - quốc gia đã ký hợp đồng mua 400 đơn vị với giá 1,7 tỷ đô la (4,25 triệu đô la cho một tên lửa Tomahawk) vào tháng 1 năm 2024, đây còn được xem là lựa chọn kinh tế nhất.