Thế nào là lắng nghe tích cực
Kỹ năng giao tiếp tốt không chỉ đơn giản là nói và lắng nghe, mà còn bao gồm việc điều chỉnh những hành vi và cảm xúc phi ngôn ngữ của người nói, cũng như ý nghĩa sâu xa của những gì họ nói. Bằng cách sử dụng những kỹ năng lắng nghe trong các buổi họp với học sinh hoặc phụ huynh, cần chú ý đến mối tương tác giữa sự hiểu biết của đôi bên và kết quả thành công.
Lắng nghe tích cực bao gồm việc không phán xét, biết chú trọng lắng nghe và không tìm cách giải quyết hậu quả hoặc vấn đề ngay lập tức. Những người biết lắng nghe một cách tích cực không dành quyền suy nghĩ cách giải quyết vấn đề, trong khi người đối diện đang nói và lắng nghe với một tâm thế thoải mái thay vì tỏ thái độ phòng thủ hay tự vệ.
Lắng nghe tích cực là cách lắng nghe có tính xây dựng và đáp lại để người nói biết được bạn thực sự đang quan tâm đến những ý kiến, mối quan tâm hay quan điểm của họ. Lắng nghe tích cực cũng là để người nói thấy được sự quan tâm thực sự của bạn, mà không có bất cứ sự phán xét nào, và chỉ chú ý đến những biểu cảm trên gương mặt, ngôn ngữ của cơ thể. Bởi vì giao tiếp phi ngôn ngữ là thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với người nói.
Những kỹ năng cần thiết của lắng nghe tích cực
-Đừng vội phán xét. Đừng vội phán xét có thể giảm bớt hiểu lầm và sự vội vã khi đưa ra kết luận, thường xảy ra do bạn có xu hướng dựa trên những thành kiến và trải nghiệm đã qua. Trước và trong khi lắng nghe, tránh để các định kiến hoặc dự đoán về những gì sẽ được nói can thiệp vào sự quan tâm lắng nghe của bạn dành cho người nói.
- Hướng sự tập trung vào người nói. Khi có người khác đang nói, hãy duy trì tiếp xúc ánh mắt nhưng cần lưu ý các tín hiệu không lời, chẳng hạn như những biểu cảm gương mặt, thay đổi âm lượng hoặc tư thế của người nói. Hãy cân nhắc về giọng nói, tư thế và những biểu cảm vì chúng có thể khiến người nói đoán được những suy nghĩ của bạn.
Tương tự, hãy giữ các tín hiệu không lời có tính trung lập hay khuyến khích, như gật đầu khẳng định, mỉm cười hoặc nghiêng người về phía người nói. Nếu cảm thấy người nói có vẻ miễn cưỡng khi nói, có thể sử dụng những câu khích lệ như “Tôi đang lắng nghe những gì ông/bà đang nói” hoặc “Vui lòng nói tiếp”.
- Không làm gián đoạn.Ngay cả những câu hỏi bạn cảm thấy quan trọng cũng có thể làm gián đoạn sự tự tin của người nói.Nếu có thể, cố gắng để nhớ câu hỏi của bạn. Nếu cần, hãy ghi ra giấy những câu hỏi và suy nghĩ của bạn, nhưng hãy giải thích trước cuộc họp rằng những gì bạn viết là giúp bạn nhớ được những điều bạn nói và cần muốn hỏi. Để củng cố niềm tin và giao tiếp nhiều hơn, hãy để mở những ghi chú của bạn cho người nghe nhìn thấy chúng.
Tầm quan trọng của thời gian chờ
Dừng lại trước khi bạn trả lời, tức là thời gian chờ, có nhiều mục đích khác nhau. Việc bắt đầu đưa ra giải pháp là điều tự nhiên, nhất là khi bạn đã có suy nghĩ trước về cuộc nói chuyện. Tuy nhiên, điều này có thể ngăn cản thêm thông tin của người nói nếu họ chưa nói xong. Bởi vì sự gián đoạn của bạn có thể được người nói hiểu là bạn không còn quan tâm để nghe họ nói nữa.
Bạn cũng có thể thấy rằng khi người nói tiếp tục nói và bạn lắng nghe một cách tích cực, bạn sẽ có được cái nhìn sâu sắc hơn và cuối cùng sẽ đưa ra nhiều gợi ý tốt hơn. Chờ đợi để chắc chắn rằng người nói đã nói xong cho thấy bạn hướng sự tập trung vào họ. Hơn nữa, không giành lời của người nói trước khi suy nghĩ về những gì bạn đã nghe còn giúp bạn tránh được những hiểu lầm.
Trong bất kỳ sự tạm dừng nào, người nói có thể bổ sung thêm thông tin quan trọng. Tạm dừng như vậy không chỉ để người nói thấy được sự tập trung của bạn, mà còn khiến họ cảm thấy yên tâm về những điều mà họ cần chia sẻ với bạn. Cách này cũng nói lên sự tin tưởng, đồng cảm và thấu hiểu của bạn đối với họ.
Khi xây dựng thói quen lắng nghe một cách tích cực, các trạng thái cảm xúc và phản ứng tích cực của người nói sẽ phản ánh đến bạn, cho thấy rằng bạn hoàn toàn hướng sự quan tâm của bạn đến họ mà không có bất cứ sự phán xét nào.