Đề tham khảo môn Vật lí bao quát kiến thức lớp 12 và kiến thức trọng tâm lớp 11

GD&TĐ - Đề tham khảo môn Vật lí, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 được nhận định bao quát kiến thức trọng tâm lớp 11 và toàn bộ lớp 12. Trong đó kiến thức lớp 12 có phần lồng ghép xen kẽ với kiến thức lớp 11.

Ảnh minh họa/ITN
Ảnh minh họa/ITN

Về mức độ, phần câu hỏi nhận biết và thông hiểu, vận dụng cao của đề tương đương năm 2021; riêng câu hỏi vận dụng nhẹ hơn.

Theo đó, có 22 câu hỏi mức độ nhận biết, chiếm 55%; thông hiểu: 8 câu (20%); vận dụng: 6 câu (15%); vận dụng cao: 4 câu (10%). Đề tham khảo năm 2022 có 1 câu vận dụng cao liên quan chặt chẽ đến chương trình lớp 11.

Trong 4 câu vận dụng cao có nội dung thuộc 6 chương lớp 12 kết hợp với kiến thức lớp 11. Để làm được các câu này, đòi hỏi học sinh phải có kiến thức sâu, rộng và kĩ năng tốt. Với mức độ và cấu trúc này, đề đáp ứng được yêu cầu thi tốt nghiệp của học sinh và phân loại học sinh vào các trường đại học.

Đề tham khảo năm nay so với đề thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm học 2020-2021có nhiều điểm tương đồng, cả về nội dung và cấu trúc. Với mức độ đề này, điểm trung bình của học sinh sẽ rơi vào khoảng 6,5 đến 7,0 điểm.

Trong điều kiện học sinh phải học online nhiều và gián đoạn vì dịch bệnh cùng với việc các trường đại học có nhiều hình thức tuyển sinh khác nhau, các thầy cô dự đoán đề thi chính thức sắp tới không có sự thay đổi nhiều về mức độ và nội dung kiến thức so với đề tham khảo.

Phân tích sâu hơn đề thi, thầy Phan Đăng Phụng, Trường Trung học phổ thông Mỹ Quý, Đồng Tháp, cho biết: Trong đề, phần kiến thức lớp 11 có 4 câu, tập trung vào chương: điện trường, dòng điện không đổi, dòng điện trong các môi trường (ở mức độ nhận biết), phần từ trường (mức độ thông hiểu).

Phần vận dụng có 8 câu: 1 câu lượng tử ánh sáng ở mức độ vận dụng công thức; 1 câu sóng âm cũng ở mức độ vận dụng công thức; 1 câu sóng ánh sáng phải suy luận tìm và vận dụng công thức; 1 câu dòng điện xoay chiều (quan sát đồ thị) tìm độ lệch pha giữa u và I; 1 câu dòng điện xoay chiều ở mức độ hiểu bài và vận dụng các công thức (khó); 1 câu sóng dừng, vận dụng 1 công thức sợi dây có hai đầu cố định và hiểu bài; 1 câu dao động cơ đồ thị x1, x2 viết phương trình dao động tổng hợp, tìm v và tìm động năng các bước dài, nhưng cần phải có kỹ năng nhìn đồ thị; 1 câu dao động điện từ, kết hợp với dòng điện không đổi - câu hỏi khó.

Theo thầy Phan Đăng Phụng, đề thi không xuất hiện dạng câu hỏi mới, lạ. Các câu hỏi khó của đề thi vẫn rơi vào các chuyên đề quen thuộc: Dao động cơ, Sóng cơ và sóng âm, Điện xoay chiều và Hạt nhân nguyên tử.

“Có thể thấy, mức độ kiến thức trong đề tham k hảo có giảm nhẹ ở mức độ 7,5 điểm trở lại; phân hoá từ 9 đến 10 cao. Học sinh khá dễ dàng lấy điểm từ 5 đến 7 nếu hiểu phần lí thuyết và các công thức vận dụng cơ bản” - thầy Phan Đăng Phụng cho hay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.