Đề tham khảo môn Địa lí: Học sinh chắc kiến thức cơ bản không khó đạt điểm 6, 7

GD&TĐ - Các câu hỏi trong đề tham khảo môn Địa lí được sắp xếp từ dễ đến khó, phù hợp với mục tiêu thi tốt nghiệp THPT, nhưng vẫn bảo đảm tính phân loại. Học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản không khó để đạt điểm 6, 7.

Ảnh minh họa/ITN
Ảnh minh họa/ITN

Đánh giá chung, đề minh họa môn Địa lý, Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2022 tập trung chủ yếu ở phạm vi kiến thức Địa lí 12, phạm vi kiến thức bao phủ khá đồng đều. Trong đề có 15 câu sử dụng kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam và 4 câu kĩ năng bảng số liệu biểu đồ.

Về mức độ câu hỏi, đề chủ yếu là các câu hỏi ở mức nhận biết, thông hiểu (70%); câu hỏi vận dụng và vận dụng cao chiếm 30% - ổn định như năm 2021.

Cụ thể, mức độ nhận biết có 20 câu (50%); mức độ thông hiểu có 8 câu (20%); mức độ vận dụng 8 câu (20%) và mức độ vận dụng cao 4 câu (10%).

Đưa nhận định cụ thể, cô Nguyễn Thị Út, giáo viên Trường THPT Trần Đại Nghĩa, Cần Thơ phân tích ma trận đề tham khảo môn Địa lí như sau:

NỘI DUNG

SỐ CÂU

Lớp 12

Địa lý tự nhiên

4

Địa lý dân cư

2

Địa lý các ngành kinh tế

8

Địa lý các vùng kinh tế

7

Khai thác Atlat Địa lí Việt Nam

15

Nhận dạng biểu đồ

1

Phân tích biểu đồ, số liệu

1

Lớp 11

Phân tích biểu đồ, số liệu

2

Tổng số câu

40

Cô Nguyễn Thị Út cho biết: Đề tham khảo gồm 2 phần: kiến thức (21 câu), bao gồm các chuyên đề: Địa lí tự nhiên, địa lí dân cư, địa lí các ngành kinh tế, địa lí vùng kinh tế; phần kĩ năng địa lí (19 câu), gồm: kĩ năng Atlat, bảng số liệu, biểu đồ.

Các câu hỏi được sắp xếp từ dễ đến khó, đảm bảo 2 mức độ phù hợp với mục tiêu của Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông và xét tuyển đại học. Học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản không khó để đạt điểm 6,7.

Các câu hỏi phân hóa tập trung vào phần Địa lí các ngành kinh tế và các vùng kinh tế. Những câu hỏi phân loại cao khá phức tạp, đòi hỏi học sinh tư duy tốt, có hiểu biết thực tiễn và khả năng phân tích mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội. Các đáp án dài, nhiều chi tiết dễ gây nhầm lẫn trong việc lựa chọn đáp án chính xác.

Kĩ năng sử dụng Atlat vẫn 15 câu hỏi, ở mức độ nhận biết các đối tượng địa lí và sự phân bố của chúng (3,75 điểm). Kĩ năng làm việc với bảng số liệu và biểu đồ địa lí không có thay đổi, tập trung vào nhận diện biểu đồ, lựa chọn dạng biểu đồ thích hợp và nhận xét biểu đồ, bảng số liệu, tính toán một số công thức địa lí cơ bản.

Phân tích đề tham khảo, cô Nguyễn Thị Phỉ, giáo viên Trường THPT Mỹ Quý, Đồng Tháp cho biết: Với phần lý thuyết, đề có 21 câu với nội dung kiến thức ở tất cả bài của chương trình Địa lí 12 (từ bài số 2 đến bài 42, có loại trừ phần học sinh tự đọc, tự làm). Trong số này có 5 câu ở mức độ nhận biết, 8 câu mức độ thông hiểu, 6 ở mức độ vận dụng và 4 câu ở mức độ vận dụng cao.

Với đề tham khảo, giáo viên sẽ có định hướng đúng trong quá trình ôn tập và phân phối thời gian hợp lí cho từng nội dung ôn tập. Thầy cô đồng thời rà soát tình hình nắm kiến thức của học sinh để biết phần nào học sinh còn tiếp thu hạn chế để tăng cường thêm.

Với đề tham khảo này, cô Nguyễn Thị Phỉ khuyên học sinh cần tăng cường rèn luyện các kỹ năng sử dụng Atlat và kỹ năng nhận xét, vì phần này chiếm gần 50% số điểm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

PGS.TS Đỗ Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi. Ảnh: BVCC

Gia tăng bệnh sởi ở người lớn

GD&TĐ - Gần đây, số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt ở những nơi đông dân cư.