Để ôn bài “Công dân với các quyền tự do cơ bản” đạt hiệu quả cao

GD&TĐ - Trong nội dung ôn thi tốt nghiệp THPT môn GD Công dân, lớp 12 bài 6 “Công dân với quyền tự do cơ bản” chiếm 7 câu hỏi trong đề thi. Do đó cách ôn tập cần chú ý tránh nhầm lẫn, chủ quan... để đạt hiệu quả cao.

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Theo cô Nguyễn Thị Xinh – giáo viên môn GD Công dân, Trường THPT Nho Quan A (Ninh Bình): Bài “Công dân với quyền tự do cơ bản” có 7 câu trong đề thi minh họa, trong đó có 3 câu hỏi ở cấp độ nhận biết, 2 câu thông hiểu. 1 vận dụng, 1 vận dụng cao. 

Vậy, để học ôn hiệu quả bài học này, HS không nên học dàn trải, mà nên học hiểu để có kiến thức thực sự từ đó vận dụng làm bài tốt hơn.

Đối với câu hỏi mang tính nhận biết thông hiểu, HS nên tập trung khai thác các “từ khóa” vì hầu hết mức độ này chỉ yêu cầu HS nhận ra được phần kiến thức cơ bản và hiểu nó như thế nào, và thường tập trung hỏi xung quanh từ khóa.

Cô Nguyễn Thị Xinh - GV môn GDCD Trường THPT Nho Quan A (Ninh Bình)
Cô Nguyễn Thị Xinh - GV môn GDCD Trường THPT Nho Quan A (Ninh Bình)

Đối với câu hỏi vận dụng và vận dụng cao cơ bản thường tập trung vào 2 quyền: “Bất khả xâm phạm về thân thể” và “Quyền được bảo hộ về sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm và danh dự”.

Đặc biệt các em cần lưu ý trong tình huống đưa ra, số lượng nhân vật thường nhiều, hành vi phức tạp, dễ gây rối suy nghĩ của người đọc. Vì vậy, trước khi đưa ra và giải quyết tình huống, HS nên đọc phần được hỏi trước để xác định vấn đề được hỏi là gì, sau đó quay lại đọc tình huống. Như vậy sẽ dễ hơn cho HS khi xác định nhân vật cần lựa chọn cho đáp án.

Bên cạnh đó, để nắm được kiến thức tổng quát của bài, HS nên học theo sơ đồ tư duy để dễ nhớ, dễ hiểu bài hơn.

Cụ thể cơ cấu bài bao gồm 5 quyền:

Thứ 1: “Quyền bất khả xâm phạm về thân thể”. Quyền này dễ bị nhầm lẫn với quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nên dấu hiệu nhận biết đó là không ai bị “Bắt”, bị “giam giữ”. HS chỉ cần thấy dấu hiệu này là có thể nhận biết đây là quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

Trong nội dung của quyền này cần lưu ý rõ: Có 3 trường hợp pháp luật cho phép bắt người và có 3 trường hợp được bắt người cấp. Để tránh nhầm lẫn chỗ này, GV đã lưu ý kĩ và HS cần phân biệt rõ ràng.

Thứ 2, đối với “Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự”; HS nên chú ý các từ khóa đó là “Đánh người, giết người, Đe dọa giết người” sẽ bị coi là xâm phạm về tính mạng, sức khỏe. Còn “Chửi bới, xỉ nhục, nói xấu, bịa đặt…” là xúc phạm về nhân phẩm về danh dự.

Thứ 3, Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; Quyền được đảm bảo an toàn về thư, điện thoại, điện tín; Quyền tự do ngôn luận. HS nên học theo sơ đồ tư duy, chốt từ khóa, học hiểu theo sự hướng dẫn của thầy cô.

Khi làm bài thi nói chung và các câu của bài 6 nói riêng, HS cần đọc kỹ câu hỏi; gạch chân vấn đề được hỏi để tìm ra sự liên quan ở phần đáp án. Không chủ quan, đọc vội và xem nhẹ câu dễ câu ngắn để tránh những sai sót đáng tiếc.

Để ôn bài “Công dân với các quyền tự do cơ bản” đạt hiệu quả cao ảnh 2
Click vào ảnh để xem nội dung

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Theo đuổi ước mơ

GD&TĐ - Một hôm, trong làng xuất hiện ông lão kỳ lạ, từng lang thang khắp nơi. Hu Wa cùng nhóm bạn nhỏ giống như lũ chim sẻ tíu tít vây quanh ông...