Để chương trình thực tập đạt hiệu quả

GD&TĐ -Để chương trình thực tập có hiệu quả hơn thông qua sự hợp tác với doanh nghiệp là một trong những chương trình rất thiết thực và có ý nghĩa không chỉ với các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp mà còn với sinh viên.
Đào tạo tại chỗ trong xưởng sau bài giảng lý thuyết là việc làm đem lại hiệu quả cao. Ảnh minh họa.
Đào tạo tại chỗ trong xưởng sau bài giảng lý thuyết là việc làm đem lại hiệu quả cao. Ảnh minh họa.

Muốn hiệu quả cần hợp tác với doanh nghiệp

Chương trình thực tập là một khâu then chốt đánh giá quá trình học tập của sinh viên sau khi học lý thuyết. Việc đưa những con số, những dòng chữ trên giấy vào thực tiễn là việc làm tiên quyết để các doanh nghiệp nhìn nhận được khả năng của mỗi sinh viên.

Tuy nhiên, không phải dễ dàng gì để có thể tìm được những đơn vị thực tập như mong muốn, có sự hợp tác cao. Và cũng không phải lúc nào các doanh nghiệp cũng có được những cơ sở đến thực tập tạo được sự hài lòng.

Để những chương tình thực sự có hiệu quả hơn cho sinh viên, Toho Vietnam – một công ty sản xuất khuôn mẫu chất dẻo hàng đầu Nhật Bản - đã thường xuyên tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp và tiếp nhận sinh viên vào thực tập. Họ có những kinh nghiệm nhất định trong việc nhận thực tập và có được chương trình thực tập hiệu quả.

Theo đó, Toho đã tiến hành đào tạo tại chỗ trong xưởng sau bài giảng lý thuyết và bài kiểm tra về kiến thức và kỹ năng cơ bản. Đồng thời, thông qua chương trình thực tập toàn diện bao gồm các bài giảng lý thuyết tại lớp và đào tạo tại chỗ, các sinh viên có thể học hỏi phong cách làm việc chuyên nghiệp, những yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.

Sau đó, Toho sẽ chia sẻ kết quả thực tập với sinh viên để họ hiểu được điểm mạnh và yếu của bản thân.

Từ những việc làm thiết thực, có phần sát sao đó sẽ làm cho thời gian thực tập của mỗi sinh viên có ý nghĩa hơn, thú vị và hiệu quả hơn. Đây cũng chính là thời gian để các sinh viên hoàn thiện mình để chuẩn bị bắt tay vào công việc chính thức trong tương lai.

Tổ chức chuyến tham quan công ty một cách toàn diện

Trên thực tế, một số công ty nói rằng họ không muốn tiếp nhận những chuyến tham quan từ những cơ sở đào tạo nghề vì mục đích chuyến tham quan không rõ ràng, giảng viên và sinh viên trường không chuẩn bị tốt và họ có thể làm ảnh hưởng đến sản xuất…

Để có được lòng tin từ doanh nghiệp, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam đã đưa ra những giải pháp để giúp các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp cần có những chuẩn bị cụ thể, chi tiết: Chuẩn bị các đề xuất với mục tiêu và kết quả đầu ra rõ ràng thông qua thảo luận với doanh nghiệp; Cung cấp cho sinh viên hướng dẫn ban đầu để giải thích tổng quan về doanh nghiệp, hướng dẫn rõ ràng về việc chuẩn bị trang phục, tác phong và nhiệm vụ của sinh viên;

Yêu cầu mỗi sinh viên phải đặt ít nhất một câu hỏi trong phiên hỏi đáp sau chuyến tham quan doanh nghiệp; Tổ chức các hội thảo tiếp nối để sinh viên có thể tổng kết những suy nghĩ của họ thông qua bài tập nhóm và các trình bày; Đảm bảo rằng tất cả các sinh viên phải nộp báo cáo; Chia sẻ một báo cáo tổng hợp với doanh nghiệp.

Những điều này đã giúp cho các cơ sở đào tạo nghề hiểu được sự quan tâm về kĩ năng và sự nghiệp của sinh viên. Từ đó, mỗi cơ sở đều có thể xây dựng được các chiến lược tổ chức khả thi, kết nối sự quan tâm về nghề nghiệp của sinh viên với nhu cầu kĩ năng của ngành công nghiệp.

Đây là một việc làm quan trọng để đảm bảo chất lượng đầu ra của các cơ sở đào tạo nghề , cũng như đáp ứng nhu cầu đang khan hiếm nguồn nhân lực có tay nghề của các doanh nghiệp.

GS.TS. Hoàng Chí Bảo chia sẻ câu chuyện về cuộc đời, sự nghiệp của Bác Hồ.

Học sinh hào hứng nghe kể chuyện về Bác Hồ

GD&TĐ - Ngày 20/12, Trường trung học cơ sở Cầu Giấy, Hà Nội tổ chức chương trình ý nghĩa chào mừng 77 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam với chủ đề “Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân”.
Thí sinh đội Team Try trong phần thi tại Vòng chung kết gen Z -Thế hệ dẫn đầu.

Thế hệ GEN Z nói gì về bình thường hóa Covid-19?

GD&TĐ -Với chủ đề “Xã hội có nên bình thường hoá việc mắc Covid-19”, các học sinh đến từ các trường THPT trên cả nước đã cùng đưa ra lập luận sắc bén để bảo vệ quan điểm tại vòng chung kết cuộc thi Gen Z - Thế hệ dẫn đầu
Dự án nước tưới Humic của Xuân Ðức (áo sáng) đã đạt giải Nhì cuộc thi khởi nghiệp Trường Ðại học Bách khoa Hà Nội năm 2020. Ảnh: NVCC.

Nam sinh sáng chế nước tưới hữu cơ

GD&TĐ - Với mong muốn người dân đô thị có thể tự trồng rau sạch tại nhà, Lương Xuân Đức (Viện Kỹ thuật hóa học, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội) đã sáng chế nước tưới hữu cơ Humic.