Đây là kiểu nhân viên luôn chắc suất được thăng chức, tăng lương

Nhiều người cảm thấy bất công nhưng những người lãnh đạo thường ưu ái thăng chức, tăng lương cho những người này.

Đây là kiểu nhân viên luôn chắc suất được thăng chức, tăng lương

Chắc hẳn bạn đã nhìn thấy điều này ở nhiều công ty: 1 số nhân viên năng lực chỉ ở mức trung bình nhưng lại tiên tiếp được thăng chức trong khi những người giỏi hơn lại mãi không được tăng lương, thăng chức. 

Mỗi người sẽ có những cách lý giải khác nhau nhưng theo Suzy Welch - tác giả nổi tiếng về chiến lược quản lý, đồng thời là cây viết cho tờ CNBC, lý do thường chỉ có một. Đối tượng được đề bạt liên tiếp như vậy bao giờ cũng là những người hướng ngoại có tính cách vui vẻ, cởi mở. Đây chính là lợi thế giúp sự nghiệp của họ có thể thăng tiến với "tốc độ tên lửa".

Bà kể rằng trước đây khi tốt nghiệp bà cũng đã thấy được điều này. Những sinh viên ra trường tìm được việc luôn thường là những người năng động còn nhiều sinh viên xuất sắc lại thất nghiệp. 

kieu-nhan-vien-xuat-sac-phunutoday-2
Đây là kiểu nhân viên luôn chắc suất được thăng chức, tăng lương ảnh 2Ban đầu, Welch cảm thấy khó chịu vì điều này. "Tôi đã từng gọi về nhà và phàn nàn với gia đình: ‘Mẹ à, con không nghĩ ở đây người ta coi trọng điểm số."

Tuy nhiên, sau này bà đã thay đổi suy nghĩ. "Tôi đã chứng kiến hiệu ứng tích cực mà những nhân viên có tính cách hướng ngoại đem lại cho công ty, dù là ở bất cứ lĩnh vực nào. Giờ đây, khi đã làm sếp rồi, tôi mới hiểu tại sao."

Dù vậy, Suzy Welch cũng khuyên rằng, những người có tính cách hướng nội không việc gì phải lo sợ và thất vọng. "Hai đứa con của tôi cũng giống như bạn, và chúng làm việc vẫn rất ổn".

Bên cạnh việc làm việc hiệu quả và năng suất, bà cũng cho biết, hai đứa con hướng nội của mình luôn "đảm bảo rằng đồng nghiệp và sếp không đánh đồng sự kín tiếng của họ với tính cách tiêu cực."

Muốn thành công trong công việc, hãy nhớ những điều sau

kieu-nhan-vien-xuat-sac-phunutoday-1

Lúc cần thiết, cứ tận dụng "đường tắt"

Một nhà quản lý chuyên nghiệp kể lại rằng, khi vừa nhận chức, anh ta là người mới hoàn toàn, không biết một chút gì về kế hoạch tiêu thụ, phân tích tư liệu hay tăng trưởng doanh thu.

Nhìn đồng nghiệp không ngừng đạt được nhiều thành tựu, trong lòng anh cảm thấy đau khổ và hụt hẫng nên quyết tâm nghiên cứu rất nhiều sách báo và tài liệu để tăng kiến thức.

Tuy nhiên, anh cũng nhanh chóng nhận ra rằng, lý thuyết đều đã hiểu nhưng thực tiễn vẫn hỏng bét. Chính vì vậy, anh đã nghĩ ra một cách khác đó là tiếp cận "đường tắt" từ những đồng nghiệp lão làng lâu năm để học hỏi.

Người trưởng thành nghĩ đến sự phù hợp và lợi ích thay vì sở thích

Công việc không phải một trò chơi để bạn thích thì làm, không thích thì không làm nữa. Có rất nhiều người khi được hỏi có yêu thích công việc hiện tại hay không, họ đều đưa ra câu trả lời là: "Không". Nhưng họ vẫn tiếp tục làm công việc đó, thậm chí làm cả chục năm, vì họ hiểu đó là công việc phù hợp với năng lực của chính mình, đem lại nhiều lợi ích nhất có thể.

Ở trong môi trường làm việc càng lâu, chúng ta càng nhận ra, rất ít người dùng sở thích để đánh giá một công việc. Vì rất nhiều ước mơ không đủ sức để nâng đỡ gánh nặng của công việc.

Theo Khoevadep

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.