Lý giải khoa học về nước mắt
Một vài người cho rằng nước mắt nào cũng giống nhau nhưng sự thật lại không phải như vậy. Quả thật, có rất nhiều loại nước mắt khác nhau sản sinh bởi nhiều lý do khác nhau.
Tuyến nước mắt (tuyến lệ) là nơi tạo ra nước mắt, nằm ở dưới mí mắt trên. Tuyến này thường xuyên tiết ra một chất lỏng có những đặc tính kháng khuẩn nhất định. Chất lỏng này được lan truyền trên bề mặt của nhãn cầu mỗi khi chúng ta chớp mắt, hoạt động như một lá chắn liên tục cho đôi mắt tinh tế của chúng ta.
Tuy nhiên, như đã nhắc đến ở trên, nước mắt có nhiều loại khác nhau, bao gồm:
Nước mắt cơ bản (Basal Tear) là những giọt nước mắt được tiết ra bởi tuyến nước mắt có nhiệm vụ cung cấp dầu bôi trơn, bảo vệ các mô và các cơ chế phức tạp của mắt, đồng thời cho phép mắt chuyển động chuyển mượt mà, ma sát vào bên trong mí mắt.
Nước mắt kích ứng (Reflex tear) là loại nước mắt tuôn ra khi mắt của bạn gặp tác nhân nào đó, kiểu như lúc thái hành hoặc khi mắc các bệnh về mắt chẳng hạn. Nó giúp xoa dịu cảm giác đau nhức, kèm theo một số chất diệt khuẩn để mắt bạn nhanh lành hơn.
Nước mắt cảm xúc (emotional tear) là thứ nước mắt xuất hiện khi bạn khóc. Hiện nay các chuyên gia vẫn chưa thực sự hiểu về nó, loại nước mắt bí ẩn.
Tại sao mắt bị sưng sau khi khóc?
Khi bạn bắt đầu khóc, những giọt nước mắt sẽ tràn ngập khoang mũi rồi tạo thành dòng chảy ra ngoài. Khi đó, phần lớn nước mắt chảy trên mặt bạn có nồng độ muối thấp. Các tuyến nước mắt tạo ra những giọt nước mắt này đang làm việc quá mức để tạo ra dòng nước mắt vô tận này. Sự dư thừa quá mức này có thể gây viêm ở các tuyến nhỏ và là một trong những lý do khiến vùng da xung quanh mắt bị sưng.
Tuy nhiên, vẫn còn có một giả thuyết khác. Người ta cho rằng những giọt nước mắt cảm xúc ít mặn hơn những giọt nước mắt khác, hay nói cách khác, nguồn gốc của nước mắt này là từ chất lỏng ở các tế bào gần đó. Do vậy, nồng độ muối trong những tế bào này ngày càng cao. Nước mắt chảy ra một phần được thẩm thấu ngược trở lại vào bên trong các tế bào đó, làm cho chúng sưng và xuất hiện hiện tượng sưng phồng quanh mắt.
Nói cách khác, khóc thực sự là một chu kỳ luẩn quẩn. Càng khóc nhiều, càng có nhiều mô sưng lên. Sau đó, bạn nhìn vào gương, nhìn thấy khuôn mặt sưng húp, nếu cứ tiếp tục khóc thì mắt đã sưng lại càng sưng to hơn.