Dấu mốc đầu tiên chinh phục tri thức của các nữ kỹ sư khu vực Nam Á

GD&TĐ - Sáng nay (19/10), tại Hội nghị Mạng lưới các nhà khoa học nữ khu vực châu Á – Thái Bình dương lần thứ 8 do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội Nữ Trí thức Việt Nam phối hợp tổ chức tại Hà Nội, các nhà khoa học nữ đã cùng thảo luận trong Hội thảo chuyên đề Giới và Bình đẳng giới trong khoa học công nghệ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.  

Đại biểu thuyết trình tại Hội thảo chuyên đề Giới và Bình đẳng giới trong khoa học công nghệ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
Đại biểu thuyết trình tại Hội thảo chuyên đề Giới và Bình đẳng giới trong khoa học công nghệ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Trong bài thuyết trình về Thách thức và cơ hội trước khi các nữ kỹ sư tham gia vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, TS Seema Singh – PGS Kinh tế học Trường ĐH Kỹ thuật Deli (Ấn Độ) đã chia sẻ một số câu chuyện về dấu mốc đầu tiên chinh phục tri thức của các nữ kỹ sư trên thế giới

Maldives

Tháng 12/2008, bà Hiyam Affeef trở thành phụ nữ đầu tiên của Maldives tốt nghiệp trường ĐH Không gian Embry-Riddle ở Mỹ với tấm bằng cử nhân kỹ thuật về không gian. Bên cạnh lĩnh vực không gian, người dân Maldives cũng đã cho thấy là nước thành công trong lĩnh vực khác. Ví dụ có 3 nhà khoa học Maildives hiện đang làm việc cho NASA. Hiện nay, Maildives có hai trường đại học và một khoa kỹ thuật thuộc trường ĐH. Đây là những cơ sở có từ thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 và đang triển khai nhiều khóa đào tạo về CNTT.

Đại biểu quốc tế tại Hội thảo chuyên đề Giới và Bình đẳng giới trong khoa học công nghệ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
 Đại biểu quốc tế tại Hội thảo chuyên đề Giới và Bình đẳng giới trong khoa học công nghệ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Nepal

Shanti Malla là nữ kỹ sư đầu tiên đến từ Nepal. Cô tốt nghiệp ngành kỹ thuật dân dụng tại ĐH Jhadhavpur (Ấn Độ) năm 1966 và trong 6-7 năm, cô vẫn là nữ kỹ sư duy nhất ở nước này. Năm 1979, cô có cơ hội đến Nhật Bản lấy bằng ĐH một năm về Kỹ thuật Động đất. Mặc dù là một chuyên gia nhưng khi phía Đông Nepal xảy ra tàn phá, cô lại không được phép đến hiện trường. Kỹ sư Santi Malla muốn làm một phòng nghiên cứu về động đất và thậm chí còn đã thu xếp tài chính từ Nhật Bản, nhưng rồi do các điều kiện khách quan, cô đã không thành công.

Cô cho biết: Trong ngành nghề này, có những hạn chế nhất định đối với phụ nữ, chẳng hạn như phải đi nhiều, đôi khi phải đi đến những vùng sâu vùng xa, và thực tế là lao động nam thấy khó khăn để nhận đơn đặt hàng từ một người phụ nữ.

Pakistan

Nữ kỹ sư đầu tiên của Pakistan là bà Er Kiran Shadhwani đến từ Tharparker (Pakistan). Bà tốt nghiệp ĐH Kỹ thuật và Công nghệ Mehran, Janshoro và làm việc cho Dự án Than Thar với tư cách là kỹ sư xây dựng. Nhận thấy sự cần thiết, Hội đồng Khoa học và Công nghệ Pakistan đã đi đầu trong công tác bồi dưỡng, hỗ trợ cho phái nữ tham gia ngành kỹ thuật.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ