Đau đớn phát hiện bí mật trong những cuốn sách bố tặng dịp sinh nhật

Sinh nhật năm nào của tôi, bố cũng tặng một cuốn sách. Nhưng tôi chẳng thích đọc sách, cũng chẳng thích bố tôi nên quà tặng ấy tôi chưa từng mở ra xem. Rồi càng ngày khoảng cách giữa tôi và bố lại càng lớn dần.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Tôi năm nay 25 tuổi, có một chị gái lớn hơn 5 tuổi. Bố và chị gái không nói làm gì, chỉ có mẹ thì tôi không rõ bà ấy so với bức ảnh trên bàn thờ có gì khác nhau không.

Nghe ông ngoại kể lại rằng mẹ tôi mất vì băng huyết khi sinh tôi. Trong cơn nguy kịch, bỏ qua hết sự khuyến cáo của bác sĩ rằng giờ chỉ được chọn 1 trong 2, 1 là cứu mẹ bỏ con, 2 là cứu con bỏ mẹ, mẹ tôi vẫn nhất quyết giữ tôi lại, chẳng tiếc mạng sống của chính mình.

Tôi lớn lên với những lần đi bú trực, ăn ké, được nghe những lời nói dối đầy cổ tích:

"Dì ơi, mẹ cháu đang ở đâu thế ạ? Sao không về ôm cháu?

Mẹ cháu đang bận đi giúp đỡ những người nghèo ở tít ngoài biển cơ, cháu phải ngoan thì mẹ cháu mới về".

Tôi dần lớn lên, dù còi cọc thiếu hơi ấm mẹ nhưng tôi vẫn là một đứa trẻ ngoan, ít nhất là đến năm 15 tuổi, trước khi tôi được biết sự thật đằng sau sự ra đi của mẹ mình.

Dì nói với tôi, khi mẹ tôi đang chênh vênh bên bờ vực giữa sự sống và cái chết thì bố tôi lại đang đi nhậu với đám bạn cũ lâu ngày không gặp. Ngày tôi chào đời cũng là ngày ông ngoại từ mặt bố, ông đánh cho bố một trận coi như lần cuối cùng nhân nghĩa với nhau.

Mặc dù bố tôi đã ân hận, ông nhất định không chịu đi bước nữa mà quyết chí làm ăn để nuôi hai chị em tôi, nhưng tôi vẫn luôn có thành kiến với bố. Tôi luôn cho rằng vì bố mà tôi không có mẹ.

Lên cấp 3, tôi thi đỗ trường trên thành phố nên quyết định ở kí túc xá, một năm chỉ về có 3, 4 lần trong những ngày lễ. Dù ít ỏi nhưng chưa lần nào tôi với bố có thể ngồi xuống nói với nhau một câu chuyện tử tế. Mà cứ về nhà là tôi đóng cửa lầm lì ở trong phòng hoặc ra ngoài tụ tập bạn bè.

Sinh nhật năm nào của tôi, bố cũng tặng một cuốn sách. Nhưng tôi chẳng thích đọc sách, cũng chẳng thích bố tôi nên quà tặng ấy tôi chưa từng mở ra xem. Rồi càng ngày khoảng cách giữa tôi và bố lại càng lớn dần.

Năm 19 tuổi, tôi ra thủ đô học đại học, tôi bị cuốn đi bởi cái xa hoa, nhộn nhịp nơi này, đâm đầu vào những cuộc vui với bạn bè mà quên đi người bố ở quê. Những cuộc điện thoại hiếm hoi mà tôi chủ động gọi về cho bố chủ yếu là để xin tiền.

Rồi sau đó tôi đi làm thêm, có thu nhập ổn định, những cuộc điện thoại ấy cũng chẳng còn nữa.

Tôi còn nhớ cái Tết đầu tiên không về nhà. Mặc cho người thân nội, ngoại phát bực lên khi gọi điện giục tôi về mà tôi chỉ đưa lí do rằng: "Tiền làm thêm dịp Tết tăng gấp 4,5 lần ngày thường". Mấy bà hàng xóm lắm điều còn nói tôi: "Tưởng đi học ở thủ đô là giỏi, hóa ra lên đó chỉ học được cái thói ham tiền, không coi người thân ra gì".

Nhưng sự thật là tôi chỉ đang cố tìm cách thoát khỏi bố mình, tôi không muốn nhìn thấy ông ấy. Mà thật kì lạ, bố tôi cũng không gọi điện cho tôi…

30 Tết, khu mua sắm chật cứng người. Trông ai cũng bận rộn với một danh sách dài những đồ cần phải mua, vợ thì cau mày, gắt gỏng, chồng thì khệ nệ xách một đống đồ theo sau; thi thoảng có gia đình dẫn theo con nhỏ, lũ nhóc cứ lăng xăng ngó nghiêng nhìn đến là hoa mắt.

Đi làm từ sáng sớm, ngước nhìn đồng hồ thấy 20h30, tôi lẩm bẩm: "Chưa đầy 4h nữa là đến giao thừa rồi!". Lúc này, tôi đã thấm mệt với cái bụng rỗng ồn ào.

22h15, tôi nhận một cuộc điện thoại, từng lời nói như sét đánh ngang tai: "Phải số máy của H. không? Ông T., bố cậu đang cấp cứu tại bệnh viện V.Đ. Cậu tới ngay!

Sao ông ta lại bị tai nạn? Sao lại là tai nạn ở Hà Nội? Chuyện gì đang xảy ra vậy?..."

Hàng tá câu hỏi nảy ra trong đầu và đôi chân cứ chạy. Vội vàng đạp số con xe máy cũ mèm, tôi phi thẳng đến bệnh viện mặc cho dòng người kia đang hân hoan chờ đón giao thừa, còn nước mắt tôi cứ thế rơi lã chã.

Tới nơi, bác sĩ chỉ nhìn tôi lắc đầu và nói: “Xin lỗi, chúng tôi đã cố gắng hết sức. Cậu vào nhìn mặt bố lần cuối đi, từ lúc vào đây ông ấy chỉ đòi gặp cậu”.

Tôi khóc nấc lên khi nhìn thấy bố tôi nằm trên giường cấp cứu. Tóc ông đã bạc, trán ông đã có nhiều nếp nhăn lắm rồi. Tại sao giờ tôi mới nhận ra rằng bố tôi đã già đến vậy? Tôi nắm lấy tay ông và chẳng biết nói gì ngoài hai từ xin lỗi: “Con xin lỗi bố. Con xin lỗi vì sự vô tâm của con bấy lâu nay”.

Nhưng ông không trách tôi, ông chỉ cố gắng cười và nói với tôi rằng: “Những quyển sách mà bố tặng con mấy năm qua con đều chưa mở ra đúng không? Hãy về và mở ra xem thử. Tha lỗi cho bố nhé, bố xin lỗi”.

Rồi cứ thế ông từ từ nhắm mắt. Khoảnh khắc ấy, cả thế giới của tôi như sụp đổ, tôi cũng chẳng nhớ bằng cách nào mà tôi có thể trở về nhà, có thể làm đám tang cho bố. Sau khi mọi chuyện xong xuôi, tôi trở về ngôi nhà của mình, ngôi nhà mà bố tôi đã phải sống cô độc mấy năm qua khi chị gái tôi đi lấy chồng.

Bí mật trong những cuốn sách bố tặng tôi dịp sinh nhật
Giá mà tôi đọc những cuốn sách bố tặng sớm hơn... (Ảnh minh họa).

Tôi tiến đến giá sách, lật mở từng cuốn sách mà bố tặng tôi. Đầu tiên là cuốn “Không gia đình”, trong đó bố tôi có viết một lời nhắn ở bìa sách: “Gửi con trai của bố. Hi vọng con nhận ra rằng gia đình chính là điều tuyệt vời nhất mà mỗi chúng ta có được. Khi nào mệt mỏi hay cô độc thì hãy trở về nhà nhé! Bố yêu con rất nhiều!”.

Cuốn tiếp theo là cuốn “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu”, bố tôi cũng để lại một lời nhắn: “Con trai à, bố hi vọng con hãy cố gắng sống có ích, đừng để tuổi trẻ của mình trôi qua lãng phí. Bố yêu con rất nhiều!”.

Khi lật mở cuốn thứ ba thì mắt tôi đã nhòe đi rồi. Đây là cuốn mà bố tặng tôi vào sinh nhật gần nhất, khi tôi mới bước chân vào đại học, cuốn sách có tên “Ai rồi cũng qua - Để không hối hận”.

Ở bìa sách bố tôi cũng để lại một lời nhắn: “Con trai à, con có bao giờ hối hận khi làm con trai của bố không? Riêng bố thì không bao giờ. Nếu con hỏi khoảnh khắc hạnh phúc nhất của cuộc đời bố là khi nào thì bố sẽ trả lời là khi con cất tiếng gọi bố đầu tiên. Năm nay con đã vào đại học, đây là số tiền mà bố đã tích cóp được từ lâu. Hãy dùng chúng vào những việc có ích con nhé! Bố yêu con rất nhiều!”, và tôi tìm thấy chiếc phong bì kẹp ở trong đó.

Tôi khóc thật lớn...

Tôi chia sẻ chuyện riêng của mình chỉ là muốn nhắn nhủ đến mọi người rằng cuộc đời này ngắn lắm, đừng vì sự vô tâm của mình mà làm cho những người thân yêu phải buồn lòng.

Nếu bạn đang xa nhà, đừng vùi đầu vào công việc nữa, hãy nhấc máy lên gọi cho bố mẹ một cuộc điện thoại. Đừng tụ tập bạn bè nữa mà hãy tranh thủ những ngày nghỉ về với gia đình. Hãy yêu thương khi vẫn còn có thể yêu thương, mọi lỗi lầm đều có thể xóa nhòa bằng sự bao dung.

Theo infonet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.