Đánh giá mức độ rèn luyện của học sinh theo "5 Tự"

GD&TĐ - Để ghi nhận những chuyển biến của học sinh trong việc “Tự học, Tự rèn”, Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Ba Đình, Hà Nội) đã đánh giá mức độ rèn luyện của học sinh hàng tháng và học kỳ theo “5 Tự”.

TS Nguyễn Tùng Lâm và các học trò khi tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo học kỳ 1 năm học 2020 - 2021.
TS Nguyễn Tùng Lâm và các học trò khi tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo học kỳ 1 năm học 2020 - 2021.

TS Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội đồng Giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Ba Đình, Hà Nội): từ năm 2015, để xây dựng những thói quen, hành vi ứng xử, trở thành những giá trị văn hoá riêng, Trường THPT Đinh Tiên Hoàng đã tổ chức thành chương trình giáo dục có tính chất ổn định.

Theo đó, để ghi nhận những chuyển biến của học sinh trong việc “Tự học, Tự rèn”, nhà trường đã đánh giá mức độ rèn luyện của học sinh hàng tháng và học kỳ theo “5 Tự”.

TS Nguyễn Tùng Lâm phân tích, Thứ nhất là Tự học sáng tạo, gồm: Thích học: Chủ động, tích cực tự học; có niềm tin: Học không khó; Luôn liên hệ với thực tế và tìm được hứng thú trong học tập.

Biết cách học: có mục tiêu, kế hoạch học tập; Chú ý nghe giảng, biết ghi chép; Tham gia thảo luận, phản biện; Dùng sơ đồ tư duy trong học tập; Áp dụng kiến thức vào đời sống.

Có thói quen học: Hoàn thành mọi nhiệm vụ học tập; việc hôm nay không để ngày mai; học mọi lúc, mọi nơi; Liên hệ bài học với đời sống.

Học có hiệu quả: Luôn tự đánh giá kết quả học tập theo các mức: Nhớ - Hiểu – vận dụng kiến thức; Điều chỉnh kế hoạch; Chọn phương pháp học phù hợp với bản thân.

Thứ hai là Tự chủ: Có sáng tạo và kiên trì theo đuổi hoài bão, ước mơ của mỗi người;

Luôn làm chủ suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của bản thân. Có thiện chí hợp tác với mọi người để thành công; Có lối sống phù hợp với chuẩn mực xã hội và pháp luật; Luôn yêu thương, khoan dung, quan tâm giúp đỡ mọi người;Không ỷ lại, dựa dẫm vào sự giúp đỡ của người khác;

Thứ ba là Tự trọng:  Trọng danh dự, nhân phẩm của bản thân và tôn trọng người khác; Có lối sống đẹp, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã họi và pháp luật; Biết xấu hổ, biết nhận lỗi, biết sửa lỗi khi mắc lỗi; Khoan dung, giúp đỡ người khác; Trung thực trong suy nghĩ, lời nói, hành động.

Thứ tư là Tự tin: Luôn học tập, trau dồi kiến thức về khoa học và đời sống để nâng cao năng lực bản thân; Đánh giá đúng năng lực của bản thân, cả điểm mạnh, điểm yếu và kiên trì rèn luyện; Biết vượt qua nỗi sợ hãi, thử thách, và khó khăn trong cuộc sống; Không chủ quan, ngạo mạn hoặc mặc cảm tự ti.

Thứ năm là Tự chịu trách nhiệm: Khi hành động phải: Làm đúng; Làm lợi; Không làm hại; Nỗ lực làm tốt nhất công việc; Suy nghĩ ký trước khi hành động; Trung thực tự đánh giá và chịu trách nhiệm về việc làm của bản thân; Sẵn sàng chia sẻ khó khăn với mọi người; Có ý thức vì người khác, vì cộng đồng và môi trường; Không đổ lỗi dám nhận lỗi và biết chuộc lỗi.

TS Nguyễn Tùng Lâm. Ảnh: Internet
TS Nguyễn Tùng Lâm.  Ảnh: Internet

TS Nguyễn Tùng Lâm nhấn mạnh, quá trình giáo dục phải làm sao chuyển hóa thành quá trình tự giáo dục, tự kiểm soát được quá trình phát triển bản thân. Học sinh đến trường không phải chỉ để học lấy bằng, lấy điểm số cao mà chú ý phải nhận thức và hành động để làm sao phát triển bản thân. Hôm nay tiến bộ hơn hôm qua, ngày mai tốt hơn hôm nay. Thầy cô phải “luôn tự học, tự rèn” để làm gương cho học sinh.

TS Nguyễn Tùng Lâm cho hay, Trường THPT Đinh Tiên Hoàng đã tổng kết những yêu cầu giáo dục từ phong trào này thành một phương trình phát triển văn hóa của mỗi thành viên nhà trường là: Vft = d.t.h – x2 + cđ. Ở đó:

Vft: Văn hóa phát triển của mỗi cá nhân, mỗi tập thể. Ở đây không để chỉ Đinh Tiên Hoàng mà là một khẩu hiệu đòi hỏi giáo viên, học sinh Đinh Tiên Hoàng phải thống nhất khi hành động. Đó là:

đ: Đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp giáo dục, phương pháp phục vụ;

t: Tận tâm, tận lực trong mọi công việc; Tôn trọng học sinh và phụ huynh;

h: Học hỏi nâng cao năng lực, trình độ; Hợp tác với đồng nghiệp, bạn bè để sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn trở ngại; “Ham học, ham làm, ham tiến bộ” (Hồ Chí Minh)

x2: Trừ đi mọi hành vi xấu xí trong nhà trường: Không định kiến, trù úm, mạt sát hạ thấp nhân cách người khác; Không được vô trách nhiệm, vô lương tâm, giả dối, tùy tiện, cẩu thả, vô nguyên tắc trong công việc, cũng như ứng xử với mọi người; Trong hoàn cảnh nào cũng không được đánh mất nhân cách, phẩm giá, giá trị bản thân;

: cộng đồng: thỏa mãn nhu cầu được đóng góp, cống hiến tích cực cho cộng đồng nơi ở, nơi học tập, nơi công tác…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.