Dân bất an vì kè đê sạt lở nghiêm trọng

Mặt đê sụt lún, nứt toác, hệ thống bờ kè có nguy cơ tụt dần xuống mép nước là thực trạng đê sông Mã (xã Hoằng Khánh, huyện Hoằng Hóa- Thanh Hóa) những ngày gần đây.

Dân bất an vì kè đê sạt lở nghiêm trọng

Theo phản ánh của người dân địa phương xã Hoằng Khánh thì cuối tháng 1/2015, họ bắt đầu phát hiện hiện tượng nứt toác của đê, đoạn giáp với trạm bơm Trà La- Đồng Hàn. Hiện tượng này xảy ra ngày càng lớn, hậu quả sẽ khôn lường nếu không được khắc phục kịp thời khi mùa mưa, lũ đến.

Ghi nhận tại hiện trường, đúng như những gì người dân phản ánh, PV chứng kiến hiện tượng mái bờ kè và mặt đê đang bị sụt lún nghiêm trọng. Nhiều tấm bê tông (lát mái kè) đã bị bong mối, hệ thống mái đang có nguy cơ tụt dần xuống phía mép nước, mặt đê cũng bị sụt, nứt toác.

Mặt đê nứt toác nghiêm trọng
Mặt đê nứt toác nghiêm trọng

Được biết, dự án nâng cấp đê tả sông Mã (từ cầu Hàm Rồng đến km28+ 300), do UBND huyện Hoằng Hóa làm chủ đầu tư, xây dựng từ tháng 9/2014 đến nay. Công trình này do Tập đoàn Cường Thịnh Thi tiến hành thi công, đoạn đê tính từ khu vực UBND xã Hoằng Khánh đến trạm bơm Trà La - Đồng Hàn, dài gần 3km.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Hồng- Chủ tịch UBND xã Hoằng Khánh - xác nhận sự việc. Ông cũng cho biết, ngay sau khi phát hiện sự cố, địa phương đã báo cáo bằng điện thoại lên Ban quản lý cấp huyện. Tuy nhiên, cho đến hôm nay vẫn chưa thấy cấp trên cũng như phía nhà thầu có ý kiến về việc khắc phục sự cố này.

Mái kè ngày càng bị tụt xuống
Mái kè ngày càng bị tụt xuống

Cũng theo ông Hồng, từ khi thi công đến nay, đơn vị thi công không lấy đất núi mà múc đất màu, đất ruộng của bà con để đắp thân đê. Nhìn bằng mắt thường, cách làm như vậy là không đảm bảo chất lượng.

"Chúng tôi rất mong các cơ quan chức năng có liên quan cần sớm vào cuộc khắc phục sự cố để bà con yên tâm", ông Hồng trao đổi.

Theo Dân Trí

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh báo người mới

GD&TĐ - Trung Quốc vừa quyết định cấm xuất khẩu kim loại và vật liệu có chứa những nguyên tố hoá học nhất định, trong đó có Gallium và Germanium sang Mỹ.