'Đàm phán với ông Putin' thành khẩu hiệu tranh cử vào Nhà Trắng

GD&TĐ - Sau ông Trump, ông Vivek Ramaswamy cũng tuyên bố nếu đắc cử Tổng thống Mỹ sẽ đàm phán với Tổng thống Nga Vladimir Putin về Ukraine.

'Đàm phán với ông Putin' thành khẩu hiệu tranh cử vào Nhà Trắng

Mới đây, một ứng viên tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ là doanh nhân người Mỹ gốc Ấn Độ là ông Vivek Ramaswamy đã công bố kế hoạch trong 72 giờ đạt được thỏa thuận với Tổng thống Nga Vladimir Putin, nếu ông thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2024 và trở thành người đứng đầu Nhà Trắng.

Trong cuộc phỏng vấn của tạp chí Politico, doanh nhân Vivek Ramaswamy tuyên bố rằng, nếu đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ, ông sẽ cố gắng trong vòng ba ngày đạt được một thỏa thuận với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin về giải quyết xung đột Ukraine.

Còn nếu chính quyền Kiev không đồng ý với giao kèo đó hoặc đã đồng ý nhưng sau vẫn quyết định tiếp tục cuộc chiến thì Quân đội Ukraine sẽ phải tự chiến đấu với Nga mà không có sự giúp đỡ của phía Mỹ.

Theo ý tưởng của ông Ramaswami, trong thời gian đàm phán, Hoa Kỳ sẽ đóng băng hoàn toàn hỗ trợ kinh tế và quân sự cho Kiev để Moscow có thể tin vào thành ý của Washington.

Ngược lại, nếu Moscow đã đồng ý với thỏa thuận mà sau đó lại từ chối tuân thủ các điều khoản của nó thì đương nhiên là “Ukraine sẽ ngay lập tức được tiếp nhận vào NATO”.

Nói về cách thức thuyết phục giới chức lãnh đạo châu Âu về kế hoạch của mình, ông Ramaswamy chỉ ra yếu tố quyết định là “những cam kết nghiêm túc trong nội bộ NATO” mà nếu Brussels không tuân thủ, sẽ có nguy cơ mất đi sự ủng hộ từ Washington dành cho liên minh này.

Trước đó, ông Ramaswami đã tuyên bố rằng, chính quyền Washington cần thuyết phục Kiev thực hiện “những nhượng bộ đáng kể” có lợi cho Nga để chấm dứt xung đột và việc mở rộng NATO là nguyên nhân duy nhất của chiến dịch đặc biệt.

Không chỉ ông Ramaswami, mà các chính khách khác của Hoa Kỳ cũng sử dụng khẩu hiệu “bắt tay với ông Putin” hay “đàm phán với ông Putin” để hy vọng giành chiến thắng trước đương kim Tổng thống Joe Biden trong cuộc bầu cử vào năm 2024.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng từng tuyên bố rằng, nếu ông còn tại vị, cuộc xung đột Nga-Ukraine sẽ không nổ ra và nếu trở lại Nhà Trắng, ông chỉ cần 24 giờ để đàm phán đạt được một thỏa thuận chấm hòa bình với với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Trump đã nhiều lần chỉ trích chính sách của chính quyền đương nhiệm là nguyên nhân chính làm bùng phát xung đột Nga-Ukraine và có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh thế giới.

Ông Trump cho rằng, trước khi có hành động nào chống lại Nga thì cần phải ghi nhớ số lượng tên lửa hạt nhân của Nga. Vị cựu Tổng thống Mỹ nói thẳng rằng, không nên gây gổ với Nga, bởi vì “họ có tới 1332 đầu đạn hạt nhân”.

1332 đầu đạn là 1332 lý do cực kỳ quan trọng để phương Tây phải duy trì sự hữu hảo với Nga.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô Đỗ Thị Hồi trong giờ lên lớp.

'Quả ngọt' của cô giáo vùng khó

GD&TĐ - Cô Đỗ Thị Hồi, Trường TH Lạc Hòa 1 (TX Vĩnh Châu, Sóc Trăng) là nữ giáo viên đầu tiên của tỉnh được tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân.