Chòm sao bị “xé rách”
Phát hiện này khẳng định thuyết về cách di chuyển của các ngôi sao trong các thiên hà và có thể giúp hiểu sự tiến hóa của các đối tượng thiên văn tương đối gần nhau.
Hyades là chòm sao lớn và sáng, cách Trái đất khoảng 151 năm ánh sáng. Nó chứa khoảng 300 ngôi sao trẻ. Kính thiên văn không gian Gaia giúp các nhà thiên văn học xác định được nguồn gốc các ngôi sao bị văng ra khỏi các chòm sao.
Đối với chòm sao Hyades, ngày càng có nhiều ngôi sao rời bỏ chòm sao này, cho đến khi nó trở nên trống rỗng.
Phát hiện loài nhện có sừng
Các nhà khoa học Angola vừa phát hiện loài nhện tarantula mới với u lồi trên lưng. Hiện tại, các nhà khoa học chưa rõ tại sao trong quá trình tiến hóa, nhện taratula lại “mọc sừng” như vậy.
“Không ai biết cái “sừng” của loài nhện này dùng để làm gì. Phát hiện cho thấy, thiên nhiên còn có rất nhiều bí ẩn” – Tiến sĩ John Midgley ở Bảo tàng KwaZulu-Natal (Nam Phi) cho biết như vậy.
Xây trạm vũ trụ có trọng trường nhân tạo
Công ty Gateway Foundation (Mỹ) dự định xây dựng trạm vũ trụ thế hệ mới. Những người sống trên trạm vũ trụ này có thể hoạt động bình thường như khi ở trên mặt đất do trạm có trọng trường. (Việc thiếu trọng trường như trên Trạm vũ trụ quốc tế ISS đã dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe).
Trạm vũ trụ mới có tên là Von Braun. Nó có các khoang chứa gắn trên một vành đai. Vành đai này quay tròn sẽ tạo ra trọng trường nhân tạo tương tự như trọng trường của Trái đất. Công ty Gateway Foundation dự định xây dựng trạm vũ trụ mới ngay trên quỹ đạo Trái đất nhằm giảm tối đa chi phí.