Cuộc sống muôn màu: Hàng triệu lỗ đen trong Dải Ngân hà

GD&TĐ - Hai nhà khoa học Nhật Bản Daichi Tsuna (ĐH Tokyo) và Norita Kawanaka (ĐH Kyoto) có phương pháp mới phát hiện lỗ đen.

Lỗ đen trong Dải Ngân hà,
Lỗ đen trong Dải Ngân hà,

Phát hiện va chạm trên sao Mộc

Đầu tháng 8 vừa qua, dường như có một thiên thể nhỏ đã va chạm với sao Mộc. Hiện tượng này được một nhà thiên văn học nghiệp dư tên là Ethan Chappel ở Texas (Mỹ) ghi lại trên camera.

Hình ảnh vụ va chạm trên camera được thể hiện là một chấm sáng nhỏ ở bán cầu Nam sao Mộc. Thiên thể nhỏ nói trên có khả năng là một tiểu hành tinh hoặc sao Chổi.

Sao Mộc giống như một tấm khiên trong Hệ Mặt trời, thường hút các thiên thể nhỏ (sao Chổi hoặc tiểu hành tinh). Từ mấy năm nay, một số va chạm trên sao Mộc được các nhà thiên văn học nghiệp dư quan sát trực tiếp.

Nhật Bản: Thiếu chỗ lưu trữ nước nhiễm xạ từ nhà máy điện hạt nhân

Chẳng bao lâu nữa, việc tẩy uế nhà máy điện hạt nhân Fukushima (Nhật Bản) có thể gặp khó khăn nghiêm trọng. Ước tính, trong vòng 3 năm tới có thể thiếu chỗ lưu trữ nước nhiễm xạ. Sau thảm họa sóng thần năm 2011, ba lò phản ứng hạt nhân trong nhà máy điện Fukushima Dai-ichi ở Đông Bắc Nhật Bản bị phá hủy nghiêm trọng.

Trong khuôn khổ chương trình tẩy uế nhà máy điện hạt nhân, khoảng 1.000 bể chứa được xây dựng để chứa một lượng nước khổng lồ sau khi làm nguội các lò phản ứng. Hiện tại trong nhà máy có hơn 1,15 triệu tấn nước nhiễm xạ.

Mỗi ngày có khoảng 150 tấn nước được thải ra. Đã có 960 bể chứa đầy nước thải. Theo tính toán, đến năm 2022 tất cả các bể có thể đầy nước. Giải pháp khả thi nhất để giải phóng số nước thải này là lọc và bơm dần ra Thái Bình Dương. Tuy nhiên điều này lại khiến người dân địa phương và các nhà môi trường học lo ngại.

Hàng triệu lỗ đen trong Dải Ngân hà

Hai nhà khoa học Nhật Bản Daichi Tsuna (ĐH Tokyo) và Norita Kawanaka (ĐH Kyoto) có phương pháp mới phát hiện lỗ đen.

Họ cho rằng có thể phát hiện bức xạ vật chất bồi tụ của lỗ đen từ môi trường liên sao. Số lượng vật chất bồi tụ bị ném ra môi trường liên sao rất nhỏ, vì vậy bức xạ rất yếu ớt và rất khó đo lường.

Tuy nhiên, mạng lưới kính viễn vọng Square Kilometre Array (SKA) đặt tại Australia và Nam Phi có khả năng phát hiện bức xạ này. Các nhà khoa học hi vọng trong giai đoạn đầu tiên SKA sẽ phát hiện khoảng 30 lỗ đen. Sau khi khởi động hết công suất, SKA có thể phát hiện thêm 700 lỗ đen nữa.

Theo các nhà thiên văn học, Dải Ngân hà có thể chứa tới 100 triệu lỗ đen. Lỗ đen gần chúng ta nhất là V616 Monocerotis. Lỗ đen có khối lượng bằng 9 - 13 lần khối lượng Mặt trời và cách chúng ta 3.000 năm ánh sáng.

Theo Interia; Geekweek, Onet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ