Công nghệ nhận diện Mỹ: Nhầm tội phạm với nghị sĩ

Khi thử nghiệm công nghệ nhận dạng khuôn mặt, hệ thống Mỹ nhận nhầm 26 nghị sĩ Mỹ với các tội phạm.

26 nhà lập pháp Mỹ bị nhầm thành tội phạm vì công nghệ nhận diện khuôn mặt. Ảnh: ACLU.
26 nhà lập pháp Mỹ bị nhầm thành tội phạm vì công nghệ nhận diện khuôn mặt. Ảnh: ACLU.

Liên minh tự do dân sự Mỹ California (ACLU) hôm 14/8 cho hay, khi thử nghiệm hệ thống quét của phần mềm nhận diện khuôn mặt Rekognition ở bang California thì đã phát hiện những lỗi nghiêm trọng.

Theo đó, thử quét toàn bộ các nhà lập pháp bang California qua phần mềm Rekognition, có đến 26 nhà lập pháp bị gắn nhãn tội phạm khi so với cơ sở dữ liệu 25.000 đối tượng của cảnh sát.

“Đây là một minh chứng cho thấy phần mềm nhận diện khuôn mặt vẫn chưa sẵn sàng đi vào sử dụng” - một trong 26 nhà lập pháp bị nhận nhầm thành tội phạm là Phil Ting lên tiếng.

ACLU cho rằng, kết quả này là một nỗ lực để thúc đẩy chính quyền địa phương ban hành đạo luật cấm đối với phần mềm thử nghiệm.

Trong một vài năm trở lại đây, hệ thống nhận diện khuôn mặt trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi tại sân bay, trường học và lễ hội ca nhạc tại Mỹ.

Cơ chế hoạt động của công nghệ này là xác định khuôn mặt người có trong video hoặc ảnh chụp, từ đó so sánh các đặc điểm nhận dạng với cơ sở dữ liệu sẵn có trong hệ thống.

Nhưng công nghệ này vẫn còn nhiều lỗi chưa thể khắc phục, đặc biệt là nhận nhầm nữ giới và người da màu.

"Tôi có thể thấy trước cảnh người dân California vô tội trở thành nạn nhân vì bị nhận diện nhầm. Chúng tôi không cho phép điều này xảy ra” - ông Phil Ting tuyên bố.

Các nhà lập pháp Mỹ và ACLU đang vận động cho một dự luật AB 1215 – còn có tên gọi Đạo luật trách nhiệm máy quét, cấm các đơn vị cảnh sát sử dụng bất kỳ hệ thống nhận diện khuôn mặt và giám sát sinh trắc học nào.

Cong nghe nhan dien My: Nham toi pham voi nghi si

Công nghệ nhận diện khuôn mặt của Mỹ thường nhầm lẫn ở đối tượng phụ nữ và người da màu.

Trước đó, vào năm 2017, New Hampshire và Oregon đều thông qua luật cấm công nghệ nhận diện khuôn mặt trong ngành cảnh sát.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng phần mềm thường cho ra kết quả không có lợi với phụ nữ và người da màu. Lý do có thể là khi “huấn luyện” cho phần mềm này, các nhà nghiên cứu thường sử dụng khuôn mặt của nam giới da trắng.

Do đó, phần mềm có thiên hướng nhận biết chính xác mặt nam giới da trắng hơn là da màu và phụ nữ. Điều đó có thể gây hậu quả nghiêm trọng khi công nghệ được dùng để đưa ra những quyết định quan trọng như có bắt ai đó hay không.

Công nghệ của Trung Quốc vượt trội hơn?

Công nghệ nhận diện khuôn mặt của Trung Quốc có thể là đối thủ vượt trội hơn so với Mỹ.

Những kết quả vượt trội của Trung Quốc trong lĩnh vực này đang khiến nước Mỹ lo ngại, ngăn các công ty Trung Quốc tham gia vào chương trình Kiểm tra Công nghệ Nhận diện Khuôn mặt của Nhà cung cấp (FRVT) thuộc Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Mỹ (NIST).

FRVT được cho là tiêu chuẩn vàng để quyết định độ tin cậy của các phần mềm nhận diện khuôn mặt.

Đáng nói là FRVT đã đánh giá các công ty Trung Quốc rất cao trong những năm gần đây.

Năm 2018, 5 công ty Trung Quốc, trong đó có YITU Technology ở Thượng Hải và SenseTime ở Bắc Kinh, đã chiếm 5 vị trí dẫn đầu trong bảng đánh giá thuật toán nhận diện khuôn mặt của FRVT.

Các nhà cung cấp công nghệ nhận diện khuôn mặt và truyền thông nhà nước Trung Quốc ca ngợi kết quả trên là minh chứng cho sức mạnh vượt trội của Trung Quốc trong lĩnh vực này.

Công ty Trung Quốc Hikvision hiện là nhà cung cấp phần mềm nhận diện khuôn mặt đã xuất khẩu sản phẩm của mình cho nhiều nước, trong đó có Singapore và Zimbabwe.

Cong nghe nhan dien My: Nham toi pham voi nghi si

Nhận diện khuôn mặt ở Trung Quốc không gặp vấn đề gì.

Tại Trung Quốc, công nghệ nhận diện khuôn mặt cũng đã được cơ quan chức năng sử dụng và hoạt động hiệu quả.

Bộ Công an Trung Quốc cho biết, nền tảng này đã giúp họ phát hiện thành công 126.000 phương tiện nghi ngờ không có giấy phép hợp lệ do nhận diện khuôn mặt các tài xế.

Hãng trí tuệ nhân tạo (AI) Intellifusion đã và đang cung cấp công nghệ quét khuôn mặt cho cảnh sát giao thông ở một thành phố thuộc tỉnh Hà Bắc từ năm 2018.

Cảnh sát địa phương phối hợp với startup AI ở Quảng Châu, Gosunyun Robot, giới thiệu robot giúp điều tiết giao thông và cung cấp hướng dẫn cho lái xe.

Theo Đất Việt

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.