Lăng mộ Mã Vương (Mawangdui) nổi tiếng thế giới cũng được tình cờ phát hiện dưới lòng đất khi xây dựng bệnh viện vào đầu những năm 1970. Ngoài ra còn có lăng mộ của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng, được một người nông dân ở Thiểm Tây vô tình đào trong khi khoan giếng.
Những trường hợp này không đáng ngạc nhiên ở đất nước Trung Quốc có lịch sử lâu dài.
Ngoài những ngôi mộ được khai quật của các nhân vật nổi tiếng lịch sử, Trung Quốc cũng có rất nhiều câu chuyện về những kho báu được tìm thấy bởi những người nông dân bình thường.
Vào mùa xuân năm 1977, huyện Đô Xương (Duchang), thành phố Cửu Giang, tỉnh Giang Tây đã mở ra một thời điểm tốt cho vụ canh tác mùa xuân.
Vào thời điểm này, lão nông dân Tào Đoan Chương (Cao Duanzhang) chuẩn bị cuốc để khai hoang trên một khu đất ở núi Song Long Cảnh ( Shuanglongjing), cách đó 2 km. Mảnh đất này ông đã ngắm từ lâu và muốn khai khẩn cày ruộng. Từ cuối mùa đông năm trước ông đã đốt cỏ và cây dại để dọn đường canh tác.
Sau khi đi bộ 10 phút từ nhà tới mảnh đất, ông bắt đầu cuốc. Không biết mất bao lâu thời gian, đột nhiên chiếc cuốc chạm vào một vật cứng đến tóe lửa. Ông Tào thở dài vì nghĩ có quá nhiều đá cằn trên mảnh đất, nhưng sau đó ông nhìn kỹ và phát hiện đó là một phiến đá màu xanh. Mặt phiến đá được khắc những hoa văn kỳ lạ, rất bắt mắt.
Tào Đoan Chương bước lên và dùng hết sức mình kéo viên đá ra khỏi đất. Ông vô cùng kinh ngạc khi phát hiện ra một hố đen lớn xuất hiện bên dưới tảng đá.
Tào Đoan Chương ngay lập tức nhảy xuống hố, cầm theo bó đuốc và đi sâu vào trong. Ông nhìn thấy có rất nhiều bức tượng Phật bày trong hang. Mặc dù những bức tượng Phật này được phủ đầy bụi bẩn, nhưng cũng không thể che lấp ánh kim sáng loáng. Ông Tào lấy từng bức tượng ra ngoài, đếm thấy tổng cộng 11 bức.
Sau đó, khi cháu trai đến đưa cơm, hai người đã thu dọn mang đám tượng phật về. Tuy nhiên trên đường về làng, Tào Đoan Chương không may vấp ngã và những bức tượng lăn ra khỏi túi, nằm la liệt trên mặt đất trước sự chứng kiến của nhiều người dân làng.
Từ miệng cháu trai ông Tào, họ biết đến tin về những bức tượng Phật bằng đồng trên núi Song Long Cảnh. Tại thời điểm đó, đồng rất hiếm, sau đó toàn bộ dân làng đã kéo nhau lên núi để đào tượng Phật.
Tin tức này ồn ào đến nỗi ngay cả Văn phòng Di tích Văn hóa của huyện Đô Xương cũng biết sau đó. Họ cảm thấy rằng nguồn gốc của tượng phật bằng đồng không đơn giản, vì vậy họ đã cử các chuyên gia đi tìm Tào Đoan Chương và muốn giám định tượng phật bằng đồng.
Kết quả điều tra khi đó khiến mọi người đều sốc. Những bức tượng này không phải được làm từ chất liệu đồng bình thường, mà là đồng mạ vàng vào đầu triều đại nhà Đường. Sau đó, các chuyên gia đã ngay lập tức thu hồi các bức tượng Phật do dân làng đào.
Tào Đoan Chương biết rằng đó là một di tích văn hóa, ông đã thành thật và chủ động giao nó cho chính phủ. Những người dân làng khác hoặc bán những mảnh đồng vụn hoặc nấu chảy chúng thành bát đồng. Cuối cùng, nhóm chuyên gia đã phải nỗ lực rất nhiều nhưng chỉ thu hồi được 11 bức tượng Phật mạ vàng.
Sau đó, khi các nhà khảo cổ tiếp tục kiểm tra núi Song Long Canh, họ thấy rằng không có ngôi mộ nào ở đó. Hố lớn mà ông Tào phát hiện vào thời điểm đó chỉ là một hầm tạm thời.
Theo suy đoán của các chuyên gia, có lẽ những người ở cuối triều đại nhà Tùy và nhà Đường đã cố tình chôn dưới đất để thoát khỏi chiến tranh.
Hàng ngàn năm đã trôi qua, 11 bức tượng Phật mạ vàng này vẫn tỏa sáng. Lớn nhất là 12 cm, và nhỏ nhất là 5 cm. Bằng những công nghệ nặn tượng đồng của triều đại nhà Tùy, mỗi bức tượng đều có một vẻ đẹp tinh tế riêng.
Theo đánh giá của các chuyên gia di tích văn hóa, 11 bức tượng phật vàng mạ vàng này đã đạt mức giá ít nhất là 10 triệu nhân dân tệ, đây là một di tích văn hóa cấp quốc gia rất xứng đáng.
Vậy, phần thưởng nào mà ông Tào Đoan Chương, người đã tự nguyện giao nộp tượng phật là gì ? Bộ di tích văn hóa địa phương đã trao cho ông một lá cờ và 30 phiếu công việc để khen thưởng khuyến khích.
Mặc dù phần thưởng này không thể so sánh với giá trị của bức tượng Phật mạ Vàng, nhưng vinh quang này cũng là vô giá.