Cùng chuyên gia giải tỏa nỗi lo vô sinh

GD&TĐ - Để vô sinh, hiếm muộn không còn là nỗi lo, mối đe dọa hạnh phúc của các cặp vợ chồng, TS. Lê Vương Văn Vệ - Chuyên gia Nam học và Hiếm muộn sẽ giải đáp những câu hỏi, giúp các cặp vợi chồng muộn con giải tỏa nỗi lo, sớm đạt ý nguyện.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Những trường hợp dễ bị vô sinh

Vô sinh có thể xảy ra ở bất cứ chị em nào. Những phụ nữ hiện đang trong độ tuổi sinh sản thường có nguy cơ cao mắc chứng bệnh này. Cụ thể như:

Những người có tiền sử bị rối loạn tiết tố và các hocmone sinh dục; Những phụ nữ thường xuyên bị viêm nhiễm phụ khoa; Người có tiền sử nạo phá thai và lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp thường xuyên,..

Nguyên nhân vô sinh hiếm muộn

Có 3 nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này: Thứ nhất, đó là các nhân tố liên quan đến đàn ông. Các cặp vợ chồng nên thường xuyên kiểm tra khả năng sinh sản không chỉ dành cho phụ nữ. 

Đàn ông cũng nên thực hiện một số bài thử nghiệm đặc biệt trong trường hợp không sử dụng biện pháp tránh thai nào mà không có dấu hiệu mang thai trong vòng 1 năm quan hệ tình dục. Một số cách kiểm tra cần thiết là phân tích mẫu tinh trùng, chẩn đoán và theo dõi các bệnh viêm do nhiễm khuẩn và các biện pháp tương tự.

Thứ hai, tuổi tác người mẹ: Những phụ nữ trẻ có cơ hội mang thai cao hơn do các tế bào trứng sẽ bị già đi theo tuổi tác. Mặt khác, rất nhiều phụ nữ vì quá mải mê sự nghiệp mà lãng quên chuyện gia đình, đến sau 35 tuổi thì cơ hội mang thai hoặc rủi ro sẩy thai là rất lớn.

Thứ 3, u nang buồng trứng hoặc lạc nội mạc tử cung: Trong độ tuổi sinh sản, buồng trứng của bạn giải phóng các tế bào trứng trưởng thành theo chu kỳ hàng tháng, trừ khi tế bào trứng đã được thụ tinh. Thời gian từ lúc rụng trứng cho tới hành kinh cũng là quãng thời gian u nang buồng xuất hiện.

Theo các nghiên cứu, 90% các trường hợp u nang là lành tính hoặc không gây hại. Thông thường, buồng trứng của bạn giải phóng một trứng đã chín theo chu kỳ hàng tháng. các tế bào trứng trưởng thành được gói gọn trong nang buồng trứng. Nếu tế bào trứng không được thụ tinh, nó trở thành kinh nguyệt và các nang buồng trứng sẽ hòa tan ngay sau khi các tế bào trứng được giải phóng.

Tuy nhiên, có những trường hợp trong đó các nang trứng vẫn còn tồn tại. Khi chất lỏng gây ức chế cho các phần bên trong của túi nang khi nó đóng lại, nang trứng phồng lên cho đến khi nó trở thành một u nang. Một lần nữa, loại u này không có hại do nó có thể được giải quyết sau vài tuần. Nhưng khi túi nang tiếp tục phồng lên, nó có thể bùng nổ và làm xoắn buồng trứng dẫn đến chảy máu nang buồng trứng.

Biểu hiện của bệnh vô sinh hiếm muộn

Vô sinh, hiếm muộn không dễ dàng nhận thấy giống như các căn bệnh phụ khoa khác. Căn bệnh này cần được xác định thông qua các xét nghiệm phụ khoa mới cho ra kết quả. Tuy nhiên, chị em vẫn có thể biết căn bệnh này qua một số hiện tượng sau:

Không thể thụ thai và có con trong một thời gian dài (ít nhất 6 tháng) mặc dù không sử dụng biện pháp tránh thai nào.

Có mang thai nhưng không thể giữ được thai đến khi sinh nở.

Cách điều trị vô sinh hiếm muộn

Bệnh này thuộc về nhiều nguyên nhân nhưng nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, chị em vẫn có thể mang thai và thực hiện thiên chức làm mẹ.

Hiện nay có rất nhiều biện pháp điều trị chứng vô sinh ở nữ giới. Tuy nhiên, việc điều trị cần dựa trên các nguyên nhân gây ra bệnh:

Điều trị vô sinh do rối loạn nội tiết tố. Với trường hợp này, cách điều trị tốt nhất và hiệu quả nhất hiện nay là dùng phương pháp thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm. Cách này giúp đưa tinh trùng trực tiếp vào gặp noãn của trứng để thụ tinh mà không phải trải qua môi trường âm đạo khắc nghiệt.

Điều trị vô sinh do các bệnh về buồng trứng: Khi chị em gặp rắc rối về buồng trứng và có nguy cơ dẫn tới vô sinh thì cách tốt nhất là điều trị khỏi những căn bệnh này. Mỗi loại bệnh sẽ có một cách điều trị khác nhau hoặc là dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Nếu vợ chồng bạn có kế hoạch sinh con, hãy thảo luận vấn đề này với vợ hoặc chồng của mình trong khi bạn đang ở trong độ tuổi sinh đẻ. Thực hiện hàng loạt các kiểm tra để chắc chắn rằng bạn và vợ hoặc chồng của mình có sức khỏe sinh sản tốt (chồng khoảng 30-35 tuổi, vợ khoảng 20-30 tuổi là lý tưởng nhất để sinh con khỏe mạnh, thông minh).

Khuyến nghị của chuyên gia

Nếu trong 1 năm bạn đã cố gắng thụ thai và bạn đã không thể mang thai, đó là lúc bạn nên thảo luận về mối quan tâm của bạn với bác sĩ chuyên khoa sản. Trong trường hợp sẩy thai, bạn nên làm theo gợi ý và những lời khuyên của bác sĩ trước những lần mang thai tiếp theo.

Hãy lắng nghe các triệu chứng trong cơ thể của bạn. Điều này sẽ giúp bạn ngăn chặn bất cứ căn bệnh nghiêm trọng có thể xảy ra. Như bạn đã biết, phụ nữ có xu hướng mất cân bằng nội tiết tố thường xuyên và đó là lý do tại sao u nang buồng trứng xuất hiện. 

Tuy nhiên, nếu bạn đang gặp bất kỳ trong các triệu chứng nào nêu trên, ngay lập tức hãy nói với bác sĩ. Nếu những triệu chứng này bị bỏ qua, khả năng bạn bị vô sinh là rất lớn bởi vì u nang buồng trứng lớn hơn sẽ làm tắc nghẽn buồng trứng.

Duy trì một lối sống tích cực và lành mạnh sẽ giúp bạn duy trì sự cân bằng cần thiết. Bạn có thể không có khả năng phát hiện xem các u nang buồng trứng có đang ngày càng lớn lên hay không. Nếu bạn đã áp dụng một lối sống lành mạnh và ăn đúng các loại thực phẩm cần thiết, bạn đang dần loại bỏ các nang không thân thiện trong cơ thể của bạn.

Hãy nhớ rằng, luôn luôn bàn bạc về lựa chọn điều trị vô sinh cùng với chồng hoặc vợ của mình với bác sĩ sản khoa. Nhận thức và hiểu biết đúng đắn về vấn đề này sẽ giúp bạn có những hành động chính xác. Và sự lưu tâm từ sớm sẽ giúp các bạn giải quyết vấn đề vô sinh và phòng tránh các bệnh khác có thể xảy ra trong tương lai.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ