Chương trình (CT) giáo dục phổ thông (GDPT) bao gồm CT GDPT tổng thể và các CT môn học, hoạt động giáo dục (gọi tắt là CT môn học).
Ngày 27/7/2017, Ban Chỉ đạo đổi mới CT, SGK GDPT của Bộ GDĐT đã thông qua CT GDPT tổng thể. Căn cứ CT GDPT tổng thể, Ban Phát triển các CT môn học đã xây dựng dự thảo CT môn học ở các cấp học, bao gồm:
CT môn học là văn bản xác định vị trí, vai trò môn học trong thực hiện mục tiêu GDPT, mục tiêu và yêu cầu cần đạt, nội dung giáo dục cốt lõi của môn học mỗi lớp hoặc cấp học đối với tất cả học sinh trên phạm vi toàn quốc, định hướng kế hoạch dạy học môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục của môn học.
Dự thảo các CT môn học đã được các Vụ, Cục có liên quan thuộc Bộ GDĐT và một số chuyên gia giáo dục, nhà khoa học, giảng viên trường sư phạm, giáo viên cốt cán tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đại diện cho đội ngũ giáo viên trên phạm vi cả nước góp ý.
Sau khi chỉnh sửa trên tinh thần tiếp thu nghiêm túc ý kiến góp ý của một số tổ chức, cá nhân trên, dự thảo các CT môn học được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ GDĐT từ ngày 19/01/2018 để tiếp tục xin ý kiến góp ý rộng rãi của các tầng lớp nhân dân.
2 tháng xin ý kiến góp ý
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) bao gồm chương trình GDPT tổng thể và các chương trình môn học, hoạt động giáo dục (gọi tắt là chương trình môn học). Dự thảo các chương trình môn học đã được các Vụ, Cục có liên quan thuộc Bộ GD&ĐT và một số chuyên gia giáo dục, nhà khoa học, giảng viên trường sư phạm, giáo viên cốt cán tiểu học, THCS, THPT đại diện cho đội ngũ giáo viên trên phạm vi cả nước góp ý.
Sau khi chỉnh sửa trên tinh thần tiếp thu nghiêm túc ý kiến góp ý của một số tổ chức, cá nhân trên, dự thảo các CT môn học được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ GD&ĐT từ ngày 19/1/2018 để tiếp tục xin ý kiến góp ý rộng rãi của các tầng lớp nhân dân. Thời gian xin góp ý trong 2 tháng.
Chia sẻ về đặc điểm chung các chương trình môn học, theo GS Nguyễn Minh Thuyết, xuất phát từ mục tiêu phát triển năng lực của người học, các chương trình đều xác định năng lực đặc thù mà môn học có nhiệm vụ hình thành, phát triển cho học sinh; cấu trúc của năng lực đặc thù nói trên; nội dung giáo dục và phương pháp giáo dục; những mức độ cần đạt được về năng lực sau mỗi nội dung, mỗi giai đoạn giáo dục.
“Vì năng lực là sự kết hợp giữa tố chất sẵn có với quá trình rèn luyện, học tập nên các chương trình đều đáp ứng yêu cầu phân hóa ở những mức độ khác nhau để phát triển tiềm năng của mỗi học sinh.
Vì năng lực là sự huy động tổng hợp nhiều nguồn lực để đạt được thành công trong hoạt động nên các chương trình đều thể hiện tính tích hợp ở những mức độ khác nhau; mức cao nhất là tạo thành môn học mới. Vì năng lực chỉ được hình thành, phát triển qua hoạt động và được đánh giá bằng hiệu quả hoạt động nên các chương trình đều áp dụng phương pháp tổ chức hoạt động trong dạy học” – GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết thêm.
Họp báo thông tin về dự thảo các chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình GDPT mới. |
Nhiều cách giảm tải trong chương trình mới
Vấn đề giảm tải trong chương trình mới được dư luận hết sức quan tâm. Trước nội dung này, GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết: Có nhiều cách giảm tải như: Giảm bớt kiến thức khó, tổ chức lại nội dung, tích hợp, thay đổi phương pháp dạy học…
Một ví dụ về tổ chức lại nội dung, điển hình như môn Lịch sử. Chương trình Lịch sử của cả ba cấp khác với chương trình trước đây ở chỗ hầu như không thiết kế đồng tâm từ thấp lên cao. Trong đó, tiểu học chủ yếu dạy lịch sử thông qua các câu chuyện lịch sử; THCS dạy thông sử; THPT có hệ thống các chủ đề và chuyên đề về lịch sử thế giới, lịch sử khu vực Đông Nam Á và lịch sử Việt Nam.
Một cách tổ chức lại nội dung nữa là tích hợp. Ví dụ, thay vì học 3 môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, nay có môn học mới là Khoa học tự nhiên. Chương trình môn Khoa học tự nhiên được xây dựng dựa trên sự kết hợp của 3 trục cơ bản là: Chủ đề khoa học – Các nguyên lý/khái niệm chung của khoa học – Hình thành và phát triển năng lực. Trong đó, các nguyên lý/khái niệm chung sẽ là vấn đề xuyên suốt, gắn kết các chủ đề khoa học của chương trình.
“Cùng với đó, thay đổi phương pháp dạy học cũng là một cách giảm tải quan trọng” – GS Nguyễn Minh Thuyết nhấn mạnh.
Trước ý kiến cho rằng: Vấn đề quá tải không phải do chương trình mà do sách giáo khoa, GS Nguyễn Minh Thuyết khẳng định nguyên nhân do cả chương trình, sách giáo khoa và cách dạy.
“Nếu nói riêng nguyên nhân từ sách giáo khoa, làm sao để sách giáo khoa mới không quá tải? Tôi cho rằng, trước hết phải tập huấn cho người viết sách giáo khoa. Người viết, người thẩm định sách giáo khoa phải bám sát yêu cầu cần đạt trong chương trình. Bên cạnh đó, sắp tới không chỉ có một mà nhiều sách giáo khoa, nên quá tải hay không cũng là một yếu tố cạnh tranh và các tác giả viết sách phải cân nhắc việc này” – GS Nguyễn Minh Thuyết nêu quan điểm.
GS Nguyễn Minh Thuyết phát biểu tại buổi họp báo |
Chuẩn bị các điều kiện thực hiện chương trình
Trước băn khoăn về các điều kiện thực hiện chương trình như cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đội ngũ giáo viên, GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết: Bộ GD&ĐT hết sức quan tâm đến việc rà soát, đánh giá đội ngũ giáo viên; đồng thời tính toán lại quy hoạch về đào tạo sư phạm.
Bộ GD&ĐT cũng đã chú trọng bồi dưỡng giáo viên phương pháp dạy học mới – việc này làm từ trước khi bắt tay vào xây dựng chương trình. Những chuẩn bị chu đáo này để việc triển khai chương trình sắp tới được thuận lợi. Với giáo viên dạy các môn như Khoa học tự nhiên chẳng hạn, thời gian từ nay đến khi triển khai chương trình mới ở THCS còn 3 – 4 năm, nên đủ thời gian chuẩn bị đôi ngũ này.
Về cơ sở vật chất, theo GS Nguyễn Minh Thuyết, Cục Cơ sở vật chất (Bộ GD&ĐT) đã được giao nhiệm vụ rà soát, thống kê cơ sở vật chất hiện nay ở các địa phương, thiếu đủ ra sao, lên kế hoạch để có thể thực hiện tốt chương trình mới. Tại Hội nghị các giám đốc Sở GD&ĐT, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các Sở về chuẩn bị cơ sở vật chất, giáo viên cho chương trình giáo dục phổ thông mới.
“Thêm nữa, theo Nghị quyết 88 của Quốc hội, chương trình mới phải phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, phù hợp với thực tiễn dạy học ở các trường, các vùng miền khác nhau. Nên thực ra, chương trình mới không đòi hỏi cơ sở vật chất quá đặc biệt so với chương trình hiện hành. Chỉ cần học sinh tiểu học ít nhất phải đảm bảo học 6 buổi/tuần; đảm bảo sĩ số học sinh theo đúng quy định trong Điều lệ; bố trí lớp học theo cách khác để thuận tiện cho làm việc theo nhóm” – GS Nguyễn Minh Thuyết cho hay.
Tại buổi họp báo, các chuyên gia trong Ban soạn thảo chương trình cũng đã trao đổi với báo chí các vấn đề liên quan đến nội dung từng môn học, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá…
“Công việc tiếp theo là tiếp thu ý kiến nhân dân, hoàn thiện các chương trình; thẩm định và ban hành chương trình; tập huấn cho các đối tượng khác nhau về chương trình (giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục ở cơ sở, người biên soạn, thẩm định sách giáo khoa);