Chương trình mới môn Tự nhiên và Xã hội: Cập nhật nội dung thiết thực với học sinh

GD&TĐ - Môn Tự nhiên và xã hội ở các lớp 1, 2, 3 với thời lượng 70 tiết cho mỗi lớp; tích hợp những kiến thức về thế giới tự nhiên và xã hội. 

Chương trình mới môn Tự nhiên và Xã hội: Cập nhật nội dung thiết thực với học sinh

Môn học đóng vai trò quan trọng trong việc giúp học sinh học tập các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lý ở các lớp 4, 5 của cấp tiểu học, đồng thời góp phần đặt nền móng ban đầu cho việc giáo dục về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội ở các cấp học trên.

Định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh đã được quán triệt trong tất cả các thành tố của chương trình môn Tự nhiên và xã hội từ mục tiêu, nội dung, yêu cầu cần đạt, cũng như các định hướng về phương pháp giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục.

Dưới đây là chia sẻ của TS Bùi Phương Nga – Thành viên Ban soạn thảo – về những thông tin cơ bản liên quan đến chương trình môn Tự nhiên và Xã hội trong chương trình giáo dục phổ thông mới

Tinh giản một số nội dung khó

Chương trình bao gồm 6 chủ đề là gia đình, trường học, cộng đồng địa phương, thực vật và động vật, con người và sức khoẻ, Trái Đất và bầu trời. Mỗi chủ đề đều thể hiện mối liên quan, sự tương tác giữa con người với các yếu tố tự nhiên và xã hội trên cơ sở giáo dục giá trị và kỹ năng sống; giáo dục các vấn đề liên quan đến việc giữ gìn sức khoẻ, bảo vệ cuộc sống an toàn của bản thân, gia đình và cộng đồng, bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai ở mức độ đơn giản và phù hợp.

So với chương trình hiện hành, chương trình Tự nhiên và xã hội mới tinh giản một số nội dung khó hoặc sẽ được học ở ngay các lớp đầu của cấp trung học cơ sở, đồng thời cập nhật hoặc đưa vào một số nội dung mới thiết thực với học sinh.

Chẳng hạn như: tinh giảm các nội dung về đơn vị hành chính (làng, xã/phường; huyện/quận; tỉnh/thành phố); về các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, nông nghiệp, công nghiệp,…. ở tỉnh/thành phố; tinh giảm một số nội dung kiến thức trong chủ đề Trái Đất và bầu trời; Đưa vào một số nội dung mới như tìm hiểu về lễ hội, về di tích văn hóa lịch sử và cảnh đẹp ở địa phương; một số thiên tai thường gặp và cách phòng tránh; cách bảo vệ sự an toàn của bản thân, phòng tránh bị xâm hại,…

Phương pháp giáo dục quán triệt theo hướng phát triển năng lực

Phương pháp giáo dục trong môn Tự nhiên và xã hội được quán triệt theo hướng phát triển năng lực cho học sinh, chú trọng tới việc khai thác những kiến thức, kinh nghiệm ban đầu của học sinh về cuộc sống xung quanh; phát huy trí tò mò khoa học, hướng đến sự phát triển các mối quan hệ tích cực của học sinh với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh; hướng dẫn học sinh cách đặt câu hỏi, cách thu thập thông tin và tìm kiếm các bằng chứng, cách vận dụng các thông tin/bằng chứng thu thập được để đưa ra những nhận xét, kết luận mang tính khách quan, khoa học.

Tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi, đóng vai, trao đổi, thảo luận, thực hành, tìm tòi, điều tra đơn giản. Từ đó, tăng kỹ năng hợp tác, giao tiếp, tự tin trong việc phát biểu các ý tưởng, trình bày các sản phẩm học tập.

Tăng cường tổ chức các hoạt động tìm tòi, khám phá, liên hệ, vận dụng gắn với thực tiễn cuộc sống xung quanh, qua đó, học sinh học cách giải quyết một số vấn đề đơn giản thường gặp; ứng xử thích hợp liên quan đến sức khoẻ, sự an toàn của bản thân và những người xung quanh; bảo vệ môi trường sống.

Đánh giá kết quả giáo dục

Để đánh giá được năng lực học sinh, giáo viên cần lưu ý đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ vào những tình huống khác nhau của học sinh trong học tập môn Tự nhiên và xã hội.

Để đánh giá được quá trình học tập của học sinh giáo viên cần sử dụng nhiều công cụ khác nhau như câu hỏi, bài tập, biểu mẫu quan sát, bài thực hành, dự án học tập, sản phẩm,... Tham gia đánh giá quá trình gồm giáo viên đánh giá học sinh, học sinh đánh giá lẫn nhau, học sinh tự đánh giá. Qua các hoạt động đánh giá, học sinh có cơ hội phát triển năng lực tư duy phản biện, năng lực giao tiếp, hợp tác.

Đánh giá tổng kết môn học được thực hiện sau khi học xong các chủ đề về xã hội (Gia đình, Trường học, Cộng đồng địa phương) và các chủ đề về tự nhiên (Thực vật và động vật, Con người và sức khoẻ, Trái Đất và bầu trời) với mục đích xác định xem học sinh đã học được những gì. Kết quả đánh giá tổng kết môn Tự nhiên và xã hội là những nhận xét cụ thể của giáo viên về việc học sinh đạt được hay chưa đạt được những yêu cầu đã được nêu trong chương trình môn học.

Một số thuận lợi và khó khăn, thách thức khi thực hiện chương trình

Về những thuận lợi: Hệ thống kiến thức cơ bản của môn Tự nhiên và xã hội mới chủ yếu được xây dựng trên cơ sở kế thừa có chọn lọc (giữ lại những kiến thức căn bản cốt lõi, tinh giảm những kiến thức khó, không phù hợp,…). Thêm vào đó, đa số các giáo viên dạy môn Tự nhiên và xã hội ở tiểu học đã được tiếp cận và thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn học ở trên lớp. Đó là thuận lợi cơ bản để hầu hết giáo viên trong cả nước có thể dạy được môn học.

Tự nhiên và xã hội là môn học về thiên nhiên, con người và xã hội gần gũi xung quanh. Do đó, giáo viên có thể khai thác vốn sống của học sinh ở các mức độ khác nhau giúp các em tham gia vào bài học và từng bước áp dụng được những kiến thức đã học vào cuộc sống. Giáo viên có thể khai thác điều kiện tự nhiên, xã hội của địa phương để tổ chức cho học sinh ở mọi vùng miền của đất nước được học tập thông qua chính cuộc sống của bản thân, gia đình và cộng đồng của mình.

Chương trình môn Tự nhiên và xã hội là chương trình mở, cho phép giáo viên được lựa chọn đối tượng học tập sẵn có ở địa phương để dạy học nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu chương trình. Ngoài ra, chương trình mở còn cho phép giáo viên có thể thay đổi thứ tự các chủ đề học tập, đặt ra các tiêu đề bài học trong mỗi chủ đề, xác định thời gian và điều chỉnh thời lượng học tập cho mỗi chủ đề cho phù hợp với thực tế địa phương, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị của nhà trường.

Tuy nhiên, Chương trình môn Tự nhiên và xã hội mới được xây dựng trên cơ sở tiếp cận hình thành năng lực cho học sinh, thêm vào đó còn có một số nội dung kiến thức mới nên có thể giáo viên sẽ gặp một số khó khăn ban đầu.

Những khó khăn, thách thức này có thể được khắc phục thông qua các tài liệu hướng dẫn, bồi dưỡng tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên nhanh chóng tiếp cận với chương trình môn Tự nhiên và xã hội mới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống phòng không Patriot.

Nhận thêm Patriot để chặn Oreshnik?

GD&TĐ - Đức cùng Đan Mạch đã cung cấp cho Ukraine thêm 15 xe tăng Leopard, gửi một hệ thống IRIS-T SLS, một IRIS-T SLM và tăng cường Patriot.

Rashford công khai đòi rời Man Utd

Rashford công khai đòi rời Man Utd

GD&TĐ - Marcus Rashford tuyên bố "sẵn sàng cho thử thách mới" sau khi bị gạch tên khỏi trận Man Utd thắng Man City 2-1 ở vòng 16 Ngoại hạng Anh.

Học sinh Trường PTDTBT Tiểu học xã Nậm Ban, Mèo Vạc (Hà Giang). Ảnh minh họa: Nguyễn Lâm

Nỗi sợ của người thầy!

GD&TĐ - Bao giờ các bậc thầy cô giáo mới được quyền giáo dục con trẻ như chính cha mẹ giáo dục con cái “thương cho roi cho vọt”...

Nhiều năm dạy học ở miền núi, cô Hải luôn tận tâm với học sinh. Ảnh: NVCC

'Bắc nhịp cầu' giúp trò miền núi

GD&TĐ - Dạy học ở địa bàn vùng sâu, xa nhiều năm, nữ nhà giáo ở Quảng Trị luôn trăn trở khi nhận thấy học sinh thiếu thốn nhiều mặt...

Trà từ lõi ngô của nhóm sinh viên Đại học Duy Tân.

Sinh viên chế biến trà từ lõi ngô

GD&TĐ - Trà từ lõi ngô thơm ngon, giàu chất oxy hóa, vị ngọt thanh, không sinh năng lượng, tốt cho người tiểu đường, người ăn kiêng là sản phẩm của nhóm SV ĐH Duy Tân.