Có tay nghề và ngoại ngữ - ưu thế cho tìm việc làm

GD&TĐ - Học sinh, sinh viên ra trường có tay nghề, thành thạo ngoại ngữ và bảo đảm được trình độ văn hóa THPT, có thể sớm tham gia vào thị trường lao động một cách hiệu quả,…

Đào tạo nghề song hành với học văn hóa được xem là một lựa chọn mới.
Đào tạo nghề song hành với học văn hóa được xem là một lựa chọn mới.

Hệ đào tạo phổ thông trung học nghề

Học tập văn hóa và đào tạo nghề song hành, sau tốt nghiệp, học sinh sinh viên ra trường có trình độ nghề nghiệp và thành thạo ngoại ngữ đang được xem là một giải pháp tốt cho nhiều học sinh tốt nghiệp THCS mà không thi đậu trường THPT công lập.

 Một điểm mới đáng chú ý là năm nay nhiều trường đã mở các ngành cao đẳng, trung cấp ngoại ngữ như: tiếng Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đức,… Các em học chương trình này, khi tốt nghiệp ra trường vừa có bằng cao đẳng nghề, thành thạo ngoại ngữ vừa có trình độ văn hóa THPT, như vậy còn ưu thế hơn trường THPT bình thường.  
Thứ trưởng Lê Quân

Trao đổi về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Quân cho biết: Từ năm 2018 đến nay, mô hình đào tạo nghề được phát triển, thu hút đông đảo học sinh sau tốt nghiệp lớp 9 tham gia. Các trường cao đẳng nghề đã tập trung tạo điều kiện tốt nhất cho các em tham gia học nghề theo mô hình 9+. Chương trình đào tạo được thiết kế tổng thể để đáp ứng các yêu cầu chuyên môn đặt ra. Bảo đảm cho học sinh được học tập trung, chính quy, vừa học nghề, vừa học văn hóa.

Theo Thứ trưởng Lê Quân, từ những điểm sửa đổi của Luật Giáo dục và đổi mới chính sách của Bộ LĐ-TB&XH, đã hình thành được một hệ đào tạo mới là Trung học phổ thông nghề.

Nghĩa là, các học sinh học hết lớp 9 có quyền lựa chọn học tiếp THPT để theo con đường học tiếp vào đại học, đi vào lao động đổi mới sáng tạo nhiều hơn.

Còn nhóm thứ hai sẽ đi vào học THPT nghề để có thể tham gia sớm vào thị trường lao động, nhưng vẫn bảo đảm được tất cả các quyền lợi về học tập. Với những tín chỉ được đào tạo, các em vẫn có thể học tiếp lên trình độ cao hơn.

Ảnh minh họa/ INT
 Ảnh minh họa/ INT

Giải bài toán hợp tác với doanh nghiệp

Trước đây, giáo dục nghề nghiệp thường quan tâm đến nhiều đối tượng khác, tuy nhiên hiện nay, theo định hướng mới, học sinh tốt nghiệp lớp 9 có thể vào thẳng các trường cao đẳng để tiếp tục học tập văn hóa kết hợp đào tạo nghề. Đây được xem là một môi trường học tập tốt và phù hợp với đối tượng học sinh.

Theo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, năm 2019, Hà Nội thí điểm 36 trường cao đẳng nghề được giao luôn chỉ tiêu đào tạo văn hóa. Các trường đã tăng quy mô tuyển sinh từ lớp 9 vào đào tạo nghề.

Đây là vấn đề mà trước đây các trường còn khá dè dặt, tuy nhiên khi chính sách được điều chỉnh, từ năm 2017 đến nay tỷ lệ phân luồng học sinh và mô hình 9+ cũng đã được cải thiện.

Việc học cao đẳng không còn như trước đây, giống như con đường vòng để học liên thông lên đại học. Trong giai đoạn mới, giáo dục nghề nghiệp là con đường gia nhập vào thị trường lao động nhanh nhất, có việc làm tốt và thu nhập ổn định.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Trương Anh Dũng cho biết: Giáo dục nghề nghiệp đang tích cực giải quyết bài toán then chốt là hợp tác với doanh nghiệp. Cùng hợp tác với nhau để xác định nhu cầu, tuyển sinh, thiết kế chương trình đào tạo, giải quyết việc làm... Khi tốt nghiệp, ra trường học sinh sinh viên có trình độ kỹ năng cao sẽ có việc làm ổn định. Nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp được đáp ứng, và nhà trường tăng cường khả năng thu hút học viên mới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lực lượng chức năng duy trì công tác tuần tra, kiểm soát khép kín địa bàn. Ảnh: TT

Giữ bình yên trên cao nguyên M’Nông

GD&TĐ - Bước vào thu hoạch cà phê niên vụ 2024, người dân trên cao nguyên M’Nông (Đắk Nông) đang hân hoan phấn khởi vì sản phẩm được giá.