Cơ hội học tập cho sinh viên Việt Nam tại “xứ sở kiwi“

GD&TĐ - Trong bối cảnh các cường quốc giáo dục trên thế giới ngày càng thắt chặt luật lệ về thị thực, gây khó khăn cho du học sinh thì New Zealand có nhiều chính sách hỗ trợ sinh viên quốc tế. Vừa qua, Đại sứ quán New Zealand đã tổ chức buổi tọa đàm về vấn đề “mở rộng cơ hội học tập cho sinh viên Việt Nam”.

Các diễn giả trong buổi tọa đàm.
Các diễn giả trong buổi tọa đàm.

Tổ chức Giáo dục New Zealand (ENZ) là cơ quan trực thuộc chính phủ New Zealand hoạt động trong lĩnh vực giáo dục quốc tế. Các hoạt động của ENZ nhằm giới thiệu nền giáo dục chất lượng của New Zealand đến toàn thế giới, cũng như giới thiệu New Zealand như một điểm đến lý tưởng cho du học sinh quốc tế. ENZ cũng có trách nhiệm hỗ trợ các trường học và các đơn vị giáo dục ở New Zealand quảng bá các sản phẩm giáo dục của họ ra toàn cầu.

New Zealand và Việt Nam từ lâu đã có mối quan hệ ngoại giao bền chặt và thân thiết. Bên cạnh những chính sách hỗ trợ về kinh tế, ngoại thương và giao lưu văn hóa xã hội, giáo dục cũng làmột trong những lĩnh vực New Zealand xem trọng và có nhiều chính sách để hỗ trợ. Đó cũng là lý do số lượng học sinh, sinh viên Việt Nam chọn New Zealand làm điểm đến du học ngày càng tăng. Thống kê đầu năm 2017 cho thấy đã có hơn 2.000 học sinh, sinh viên Việt Nam đang theo học tại New Zealand.

Theo ông John Laxon – Giám đốc khu vực Nam Á (Đông Nam Á) và Trung Đông của tổ chức giáo dục New Zealand, việc coi trọng sự an toàn và phúc lợi của người dân đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng để sinh viên Việt Nam lựa chọn và là điểm đến học tập lý tưởng: ‘An toàn là mối quan tâm hàng đầu đối với nhiều phụ huynh và học sinh. Các trường học tại New Zealand luôn phối hợp chặt chẽ để đảm bảo sinh viên quốc tế được chăm sóc tốt nhất. New Zealand là nước đầu tiên trên thế giới luật hóa Bộ quy chế Bảo trợ và Chăm sóc sinh viên Quốc tế, đảm bảo các em luôn được thông tin đầy đủ và an toàn thích nghi với môi trường mới”.

Hệ thống giáo dục của New Zealand bao gồm 3 cấp độ: giáo dục mẫu giáo, giáo dục phổ thông, giáo dục Đại học và cao học. Hệ thống giáo dục được thiết kế trên tinh thần công nhận sự khác biệt của mỗi cá nhân, khả năng tín ngưỡng, sắc tộc, thu nhập,…

Tại buổi tọa đàm, bà Wendy – Đại sứ New Zealand tại Việt Nam - cho biết: Thời gian gần đây,New Zealand là lựa chọn của nhiều sinh viên Việt Nam với những nhận xét tuyệt vời về con người, khí hậu và cả những chính sách chăm sóc học sinh quốc tế,..Đối với chúng tôi, luôn chào đón các bạn đến học tập tại New Zealand.

Bà Wendy – Đại sứ New Zealand tại Việt Nam
Bà Wendy – Đại sứ New Zealand tại Việt Nam  

Cũng trong buổi tọa đàm, nhiều cựu sinh viên Việt Nam du học về đã chia sẻ những thú vị trong quá trình học tập và sinh sống tại đất nước này.

Trịnh Thị Hằng – Thạc sĩ ngành Phát triển Đại học Victoria Wellington - cho biết: Một trong những điểm mà tôi mất khá nhiều thời gian để làm quen khi học tập tại New Zealand chính là kỹ năng tư duy và biện luận. Bạn được khuyến khích tìm hiểu thêm nhiều kiến thức khác bên cạnh những kiến thức cơ bản đã có trong sách giáo khoa. Bạn cũng có thể đưa ra các ý kiến trái ngược với những gì được trình bày trong sách giáo khoa. Tức là ai cũng có thể có quan điểm riêng của mình miễn sao có những dẫn chứng phù hợp.

Nhiều bạn trẻ sau khi du học về cũng có những cảm nhận tuyệt vời về đất nước này.

Trong buổi tọa đàm, có rất nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề thủ tục cấp visa và cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi ra trường đã được chia sẻ, thông tin đầy đủ để các phụ huynh và các bạn trẻ có ý định du học nắm bắt.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ