Cô hiệu trưởng hết lòng với học trò miền núi

GD&TĐ -  Đến nay, cô Trần Kim Dung, người dân tộc Tày, Hiệu trưởng Trường Mầm non Thắng Quân, Yên Sơn, Tuyên Quang đã có thâm niên 30 năm gắn bó với các em học sinh mầm non miền núi. Điều đặc biệt hơn là, ở cương vị Hiệu trưởng 15 năm cô Dung còn được mệnh danh là người thuyền trưởng có duyên trong công tác huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng cơ sở vật chất trường học khi mỗi năm huy động được khoảng 200 triệu đồng.

Cô hiệu trưởng hết lòng với học trò miền núi

Tốt nghiệp Trường Trung cấp Sư phạm Mẫu giáo Trung ương, người con gái của dân tộc Tày đã trở thành cô giáo của đàn em thơ. Học trò toàn con em đồng bào dân tộc ít người. Điều kiện học tập và chăm sóc chưa được tốt.

Ngay ở Trường Mầm non Thắng Quân cô gắn bó 8 năm nay, có 2 thôn 135 học sinh người dân tộc Dao và Tày. Nhìn học trò của mình thiếu thốn từ cái ăn, cái mặc, điều kiện không bằng học sinh vùng thuận lợi, chứ chưa dám so sánh với thành thị, khiến cô Hiệu trưởng Trần Kim Dung càng thương các con thơ của mình hơn.

Hiệu trưởng Trần Kim Dung

Cách đây 6 năm, cô Dung đã bắt tay vào làm công tác xã hội hóa giáo dục, với mục đích kêu gọi các nhà hảo tâm, các tổ chức xã hội chung tay giúp đỡ cho học trò của trường mình.

Để các con có điều kiện học và được chăm sóc tốt hơn. Nhưng khi bắt tay vào làm, cô Dung gặp không ít khó khăn: Rất ít giáo viên đạt chuẩn, xã cô công tác không thuộc diện xã nghèo vùng sâu vùng xa, nhưng lại là địa bàn sinh sống của dân tộc ít người, học sinh dân tộc chiếm đa số, có nhiều gia đình thuộc hộ nghèo. Có tới 200/400 học sinh thuộc diện con em hộ nghèo.

Để đảm bảo CSVC và thiết bị phục vụ cho dạy và học, bản thân cô đã tích cực tham mưu với chính quyền địa phương, tranh thủ mọi sự ủng hộ cho giáo dục. Năm 2012, trường đạt danh hiệu trường chuẩn quốc gia. Riêng năm học vừa qua, nhờ cô Dung làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục nên đã huy động được 200 triệu đồng để tu bổ cơ sở vật chất cho trường học. Trong đó, 10 nhà hảo tâm của Hà Nội ủng hộ 100 triệu làm mái tôn

Cô Dung chia sẻ, khi áp dụng được sáng kiến kinh nghiệm xã hội hóa giáo dục, bộ mặt trường lớp đã thay đổi.

Nhà trường đã có đủ phòng học, các phòng học đều đạt kiên cố và bán kiên cố đảm bảo đáp ứng nhu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ. Số tiền xã hội hoá giáo dục, nhà trường đã dùng để tu sửa cơ sở vật chất mua sắm trang thiết bị cho các nhóm lớp tạo được môi trường khuôn viên xanh - sạch - đẹp, thân thiện với trẻ như: Xây dựng khuôn viên tại khu trung tâm, làm sân chơi cho trẻ tại khu Tuyên Hà, Làng Chẩu 2, xây hàng rào cho khu Ghềnh Gà, mua thêm quạt, xốp ngồi cho trẻ. Từ năm học 2014 - 2015, tất cả các lớp học của nhà trường đều có đủ đồ dùng trang thiết bị tối thiểu phục vụ cho học tập và vui chơi của trẻ.

30 năm gắn bó với trường lớp, với đàn em thơ vùng núi, trường lớp bộn bề khó khăn và thiếu thốn nên cô Dung càng thấu hiểu hơn, thương học trò nghèo của mình hơn nữa. Chính vì thế, cô bộc bạch, xã hội hóa giáo dục chính là chìa khóa thành công để nhà trường xây dựng cơ sở vật chất nâng cao chất lượng giáo dục, đồng thời làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường.

Nhờ những kinh nghiệm làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục mà Trường Mầm non Thắng Quân của cô Hiệu trưởng Trần Kim Dung ngày càng khang trang, sạch đẹp. Năm sau lại đẹp hơn năm cũ. Lớp học kiên cố tăng. Bản thân cô Dung mong muốn cống hiến, cháy hết mình cho giáo dục, cho các con em xã Thắng Quân có điều kiện học tập và chăm sóc tốt hơn nữa.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.