Cô giáo 'truyền lửa' đam mê Lịch sử cho học trò

GD&TĐ - Không chỉ vững chuyên môn, cô Hồng còn được mọi người quý mến vì tình thương yêu học trò, sẵn sàng vượt mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Cô Nguyễn Thu Hồng luôn biết cách gần gũi, tạo cảm giác thoải mái cho học sinh trước khi bước vào giờ học.
Cô Nguyễn Thu Hồng luôn biết cách gần gũi, tạo cảm giác thoải mái cho học sinh trước khi bước vào giờ học.

Tạo hứng thú cho học sinh

Trong 3 năm gần đây, cô Nguyễn Thu Hồng bị căn bệnh nhược cơ, tay bên phải nhiều khi không thể cầm được phấn viết bảng. Tuy nhiên, với nghị lực, tâm huyết và tình yêu nghề của 1 nhà giáo, cô luôn vượt qua mọi khó khăn để xây dựng nên những giờ học theo đúng tinh thần của Công văn 5512 của Bộ GD&ĐT, đáp ứng các yêu cầu của Chương trình GDPT 2018.

Công tác tại Trường THCS Giáp Bát (quận Hoàng Mai, Hà Nội) từ năm 2016, cô Nguyễn Thu Hồng hiện đang là nhóm trưởng bộ môn Lịch sử của trường. Là môn học chứa nhiều sự kiện, số liệu, ngày tháng dễ khiến học sinh nhàm chán, cô Hồng luôn nhận thức được và đưa ra nhiều giải pháp linh hoạt, sáng tạo để học trò thay đổi tư duy và có hứng thú với môn Lịch sử.

Theo đó, giáo viên phải nắm vững và xác định mức độ kiến thức cần đạt của bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình phổ thông mới. Người thầy cần biết được khả năng nhận thức của học sinh; tùy từng đối tượng dạy học để truyền thụ nội dung bài dạy làm sao để các em dễ học, dễ hiểu, dễ thực hiện, tránh tiếp thu thụ động kiến thức.

Để thu hút sự chú tâm của học sinh vào bài học đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp sáng tạo.

Để thu hút sự chú tâm của học sinh vào bài học đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp sáng tạo.

Điều quan trọng nữa, cô Hồng cho rằng phải xây dựng tình huống khởi động nhằm kích thích sự chú ý, tính tò mò của học sinh ngay từ đầu bài dạy. Trong đó, cô giáo có thể đặt câu hỏi đố vui; kể chuyện; đặt một tình huống; tổ chức trò chơi...

Ví dụ 1: Khi dạy bài 15: Các cuộc đấu tranh giành độc lập trước thế kỉ X, trong đó có cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, cô Hồng chia lớp thành 4 tổ. Sau đó tổ chức cho các em tham gia trò chơi: “Tìm từ khóa” với các từ liên quan tới bài học như: Lí Bí, Hai Bà Trưng, Bà Triệu….Tổ nào nhanh nhất sẽ giành chiến thắng. Qua trò chơi kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của học trò về chủ đề sẽ học. Mục tiêu để các em cảm thấy vấn đề nêu lên rất gần gũi với mình.

Ngoài ra, khi dạy về nội dung Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938; cô Hồng đưa ra câu đố vui: “Đố ai trên Bạch Đằng giang/ Làm cho cọc nhọn dọc ngang sáng ngời/ Phá quân Nam Hán tơi bời/ Gươm thần độc lập giữa trời vang lên”. Câu đố trên gợi cho em nhớ tới nhân vật lịch sử nào?

"Qua câu đố trên sẽ huy động vốn hiểu biết, kinh nghiệm có sẵn của học sinh để chuẩn bị học bài mới hoặc bổ khuyết những gì cá nhân còn thiếu; tạo không khí hào hứng cho học sinh và giúp các em nhớ lâu hơn. Khi tổ chức các hình thức trải nghiệm gần gũi với học sinh, nếu là tình huống diễn tả bằng lời văn thì câu từ phải đơn giản, tạo cơ hội để các em có sự tương tác với bạn bè và thầy cô trong suốt tiết dạy", cô Hồng tâm sự.

Áp dụng mô hình dạy học dự án

Mỗi giờ học của học sinh là những trải nghiệm thú vị.

Mỗi giờ học của học sinh là những trải nghiệm thú vị.

Một trong số những sáng tạo của cô Hồng trong giảng dạy chính là việc áp dụng mô hình dạy học theo dự án. Giáo viên cho học sinh chia thành các tổ tìm hiểu dự án học tập ở nhà, sau đó sẽ lên lớp trình bày.

Ví dụ: Khi dạy Lịch sử lớp 6 sách Cánh Diều, bài về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, cô giáo chia lớp thành 4 tổ, mỗi tổ sẽ chuẩn bị các nội dung theo yêu cầu của cô. Tổ 1 thiết kế Hồ sơ nhân vật lịch sử Hai Bà Trưng (thông tin, tranh ảnh..). Tổ 2 sẽ tìm hiểu các câu thơ, bài hát viết về nhân vật Hai Bà Trưng. Tổ 3 sẽ cử người đóng vai một hướng dẫn viên du lịch và giới thiệu về con đường hoặc ngôi trường mang tên Hai Bà Trưng. Tổ 4 có nhiệm vụ tìm hiểu về diễn biến khởi nghĩa Hai Bà Trưng sau đó dựng thành tiểu phẩm.

Theo cô Thu Hồng, thông qua dạy học theo dự án, học sinh sẽ bộc lộ được năng lực phẩm chất của mình đó là suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo làm tiểu phẩm, làm video, sau đó trình bày mà phần tổ mình chuẩn bị. Dạy học theo dự án bắt buộc em nào cũng phải làm, thể hiện được khả năng của bản thân và tính đoàn kết của tập thể.

Cô Hồng luôn được các đồng nghiệp quý mến vì luôn có tinh thần học hỏi, cống hiến.

Cô Hồng luôn được các đồng nghiệp quý mến vì luôn có tinh thần học hỏi, cống hiến.

Bên cạnh đó, Lịch sử vốn là môn học chứa nhiều số liệu, sự kiện khô khan, khó nhớ nên cô Hồng đã sử dụng Sơ đồ tư duy trong giảng dạy. Cô đã biến các bài học lịch sử thành những hình ảnh có màu sắc, bố cục hài hòa, phù hợp với cách tiếp nhận thông tin tự nhiên của bộ não con người. Qua đây, các em có thể tự trình bày nội dung bài học theo phong cách của mình khiến cho việc học trở nên sáng tạo, vui vẻ và không còn nhàm chán.

Ngoài ra, cô còn sử dụng câu chuyện lịch sử giúp học sinh hiểu sâu sắc về các sự kiện, nhân vật lịch sử. Có thể thấy, các mẩu chuyện trong dạy học lịch sử phải phù hợp với đặc trưng bộ môn và có tác dụng gây hứng thú học tập với học trò. Giáo viên cần kể chuyện với giọng điệu, tiết tấu hài hòa tương thích với câu chuyện; kết hợp cả ngôn ngữ hình thể (nét mặt, cử chỉ…) để lôi cuốn học sinh.

"Nhờ nghị lực, tâm huyết và cống hiến để vượt qua những cơn đau của bệnh tật, qua mỗi năm học, cô Nguyễn Thu Hồng đều có học trò đạt Học sinh giỏi môn Lịch sử cấp quận, cấp thành phố. Đây xứng đáng là tấm gương cần được lan tỏa trong cộng đồng và các đồng nghiệp", cô Nguyễn Thị Minh Xuân - Hiệu trưởng Trường THCS Giáp Bát chia sẻ.

Em Bùi Bích Dương - học sinh lớp 9C và cô Thu Hồng trong một giờ học Lịch sử.

Em Bùi Bích Dương - học sinh lớp 9C và cô Thu Hồng trong một giờ học Lịch sử.

Là học sinh giỏi môn Lịch sử cấp quận, em Bùi Bích Dương - học sinh lớp 9C Trường THCS Giáp Bát tâm sự: "Em thực sự thấy rất khâm phục cô Hồng bởi có những hôm dù bị đau tay không thể tự cầm phấn được, nhưng cô vẫn tới lớp dạy chúng em bằng sơ đồ tư duy, bất chấp những cơn đau dai dẳng. Cô cũng quan tâm, giải đáp mọi tâm tư của chúng em cả về bài học lẫn cuộc sống nên ai cũng rất quý mến cô".

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Chính sách mới về xe điện, khí thải

GD&TĐ - Nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Donald Trump đã công bố các chính sách mới, nhằm giảm hỗ trợ cho xe điện (EV) và trạm sạc.