Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá môn Lịch sử và Địa lý lớp 7

GD&TĐ - Bài giảng ‘Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI’ của cô Mỹ Lệ, Trường TH&THCS Du Lễ được đánh giá cao.

Tiết dạy với nhiều hoạt động giáo dục ý nghĩa.
Tiết dạy với nhiều hoạt động giáo dục ý nghĩa.

Chiều 17/3, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao huyện Kiến Thụy, Sở GD&ĐT Hải Phòng đã tổ chức chuyên đề cấp thành phố “Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh môn Lịch sử và Địa lí 7 – Chương trình GDPT 2018”.

Phát biểu đề dẫn chuyên đề, thầy Đoàn Mạnh Cường- Hiệu trưởng Trường TH&THCS Du Lễ chia sẻ: Năm học 2022-2023, được xác định là năm trọng tâm triển khai nhiệm vụ đổi mới giáo dục ở bậc phổ thông, thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trường TH&THCS Du Lễ luôn chủ động trong việc rà soát chương trình, xây dựng kế hoạch dạy học, triển khai thực hiện nghiêm túc và hiệu quả các môn học trong đó có môn Lịch sử & Địa lí.

“Khi nghiên cứu môn Lịch sử và Địa lí lớp 7, có bài: Vương quốc Champa và vùng đất phía Nam từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI là nội dung mới có trong Chương trình GDPT 2018. Chúng tôi đã lựa chọn nội dung này để thực hiện chuyên đề nhằm nghiên cứu một nội dung mới và cũng là một nội dung khó trong Chương trình".

Học sinh được cùng nhau làm việc nhóm, thuyết trình nội dung kiến thức mà các em tìm hiểu xung quanh bài học.

Học sinh được cùng nhau làm việc nhóm, thuyết trình nội dung kiến thức mà các em tìm hiểu xung quanh bài học.

Chuyên đề với mục đích học sinh được hình thành và phát triển các năng lực chung như tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đồng thời, học sinh được hình thành và phát triển năng lực Lịch sử, được bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp như yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm.

Qua tiết dạy thực nghiệm, thầy cô giáo cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình thực hiện chương trình. Qua đây cũng tạo ra sức lan tỏa về tinh thần đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá tới các thầy cô giáo giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí nói riêng, các thầy cô giáo trên địa bàn thành phố nói chung.

Theo đó, bài 18: Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI do cô giáo Phạm Thị Mỹ Lệ và các em học sinh lớp 7 Trường TH&THCS Du Lễ lên lớp gây ấn tượng tốt đẹp tới thầy cô giáo trong ngành giáo dục thành phố Hải Phòng.

Bài học khởi động với điệu múa Apsara vô cùng hấp dẫn, quyến rũ và đầy huyền bí. Qua đó cô giáo đã khéo léo dẫn dắt vào bài học bằng những câu hỏi gần gũi liên quan đến điệu múa.

Thông qua phương pháp thuyết trình, thảo luận nhóm,…cô Lệ giúp học sinh hiểu rõ hơn về chính trị, kinh tế của Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.

Học sinh tham dự chuyên đề.

Học sinh tham dự chuyên đề.

Để giờ học thêm phần lôi cuốn và tạo hứng thú cho sinh, giáo viên tổ chức trò chơi "Ai nhanh hơn" và "Tôi là hướng dẫn viên du lịch". Hoạt động này giúp học sinh hiểu kĩ hơn về văn hoá của người Chăm trên mọi lĩnh vực. Đặc biệt, trong tiết học, phần mềm Plicker được cô giáo sử dụng linh hoạt để ôn tập, kiểm tra trắc nghiệm giúp học sinh củng cố lại kiến thức trong tiết học.

Chuyên đề được các đại biểu, lãnh đạo Sở GD&ĐT đánh giá cao với nội dung bài dạy phù hợp, phương pháp dạy học đa dạng, học liệu sáng tạo, đổi mới kiểm tra đánh giá thường xuyên, học sinh tích cực sôi nổi.

Tuy nhiên, bên cạnh đó chuyên đề vẫn còn tồn tại một số vấn đề được các thầy cô giáo góp ý như tiêu chí chấm điểm của giáo viên cần cụ thể để học sinh có thể tự đánh giá lẫn nhau, nên bổ sung thêm phần mở rộng kiến thức để học sinh có ý thức trong việc giữ gìn các di sản văn hoá.

Cũng tại chuyên đề, các nhà quản lí giáo dục, các thầy cô giáo đã cùng nhau chia sẻ những thuận lợi, khó khăn trong quá trình xây dựng bài dạy theo chương trình GDPT 2018.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.