Bộ sưu tập hơn 1.000 điện thoại di động "cổ" của người đàn ông kỳ lạ

GD&TĐ - Bộ sưu tập điện thoại di động lỗi thời của Sehabettin Ozcelik có hơn 1.000 mẫu, bao gồm cả những tác phẩm kinh điển như Nokia 3310 hay Motorola Razr V3.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Để biết những chiếc điện thoại di động trước đây có hình dáng như thế nào trước khi điện thoại thông minh phát triển như ngày nay, hãy xem bộ sưu tập ấn tượng về các thiết bị cầm tay lỗi thời của một người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ này.

Một số người trong chúng ta thậm chí còn giữ những thiết bị như vậy để làm vật kỷ niệm, và một số ít như Sehabettin Ozcelik, một thợ sửa điện thoại đến từ Thổ Nhĩ Kỳ, đã lưu giữ chúng thành bộ sưu tập.

Bộ sưu tập điện thoại di động lỗi thời của Sehabettin Ozcelik có hơn 1.000 mẫu, bao gồm cả những tác phẩm kinh điển như Nokia 3310 hay Motorola Razr V3.

“Tôi bắt đầu làm công việc này vì niềm yêu thích với điện thoại di động. Một ngày nọ, tôi quyết định bắt đầu sưu tập điện thoại cũ, vì nghĩ rằng chúng sẽ sớm lỗi thời.

Tất cả điện thoại trong bộ sưu tập của tôi vẫn hoạt động, nhưng chúng không còn được sản xuất nữa”, Ozcelik nói với hãng thông tấn Thổ Nhĩ Kỳ.

Sehabettin Ozcelik, người sở hữu bộ sưu tập điện thoại cổ cho biết anh đã sử dụng gần 2.000 chiếc điện thoại khác nhau, nhưng những kẻ trộm đã đột nhập vào nhà anh vài năm trước và lấy đi hơn 700 chiếc điện thoại.

Ozcelik bắt đầu sưu tập điện thoại di động lỗi thời cách đây khoảng 20 năm và rất thích các đồ tạo tác công nghệ của mình. 

Chúng đều là những mẫu hiếm và rất có giá trị. Một số người đến trao đổi và muốn mua một số mẫu, nhưng tôi không bán. Để giữ chúng còn hoạt động là một công việc khó khăn, nhưng tôi muốn giữ chúng ở tình trạng tốt nhất có thể”, nhà sưu tập tự hào nói. 

Điều thú vị là Sehabettin Ozcelik không phải là người duy nhất quan tâm đến điện thoại di động lỗi thời. Stefan Polgari, một thanh niên người Slovakia cũng cũng đã sở hữu cho mình một bộ sưu tập hơn 1.200 mẫu điện thoại di động khác nhau.

Theo odditycentral.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Đổi hoà bình lấy đất hiếm

GD&TĐ - Cả ông Trump lẫn Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Marco Rubio, đều hết lời ca ngợi thoả thuận hoà bình giữa Congo và Rwanda.

Sinh viên cần xem xét kỹ các văn bản thông báo học bổng và lựa chọn trung tâm du học chính thống. Ảnh minh họa: Thùy Linh

Học bổng, trao đổi sinh viên: Thật giả khó lường

GD&TĐ - Hứa hẹn học bổng toàn phần, chương trình trao đổi quốc tế hay thậm chí lệnh bắt giữ đều là những chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi nhắm đến sinh viên, đặc biệt tại các thành phố.