Chuyên gia quốc tế chia sẻ cách thức giáo dục ứng phó đại dịch Covid-19

GD&TĐ - GS.TS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho biết, ứng phó trước bối cảnh đại dịch Covid-19. cần sự linh hoạt và thích ứng nhanh, đặc biệt là tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin.

Trao đổi trực tuyến về kinh nghiệm ứng phó trước đại dicj Covid-19 của các chuyên gia
Trao đổi trực tuyến về kinh nghiệm ứng phó trước đại dicj Covid-19 của các chuyên gia

Thực tế và thách thức

GS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, cho rằng: Đại dịch Covid-19 gây ra sự gián đoạn lớn nhất chưa từng có trong giáo dục, ảnh hưởng đến người học và giáo viên ở hầu hết các quốc gia, từ các trường mầm non đến trung học, các cơ sở GD-ĐT kỹ thuật và dạy nghề, các trường đại học, quá trình học tập của người lớn và phát triển kỹ năng. Đến năm 2021, đại dịch đã ảnh hưởng đến 94% người học trên toàn cầu, tương đương 1,58 tỷ trẻ em và thanh thiếu niên ở 200 quốc gia, từ giáo dục mầm non đến đại học.

TS Bangran Ryu, Chủ tịch Viện Phát triển Giáo dục Hàn Quốc đặc biệt nhấn mạnh, đại dịch Covid-19 làm gián đoạn hoạt động học thông thường với việc đóng cửa trường học trên toàn quốc ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam và Hàn Quốc. Để đảm bảo tính liên tục của việc học trong thời gian trường học đóng cửa trở thành ưu tiên của các chính phủ trên thế giới, nhiều quốc gia chuyển sang sử dụng Công nghệ thông tin, yêu cầu giáo viên chuyển sang cung cấp bài học trực tuyến.

Dạy học trực tuyến được các giáo viên Trường THCS Hải Sơn, huyện Hải Hậu triển khai ứng phó với đại dịch Covid-19
Dạy học trực tuyến được các giáo viên Trường THCS Hải Sơn, huyện Hải Hậu triển khai ứng phó với đại dịch Covid-19

Tuy nhiên, theo nhiều cách, khủng hoảng giống như một nút khởi động lại, buộc chúng ta phải suy nghĩ lại về cách dạy và học theo những cách thông minh và tốt hơn. Đại dịch Covid-19 có thể khiến tạm ngừng việc học tập tại trường học nhưng không thể dừng giáo dục. Vì vậy, thay vì chờ đợi quay trở lại quá khứ hoặc chờ đợi sự thay đổi để bình thường hóa, cách tiếp cận tốt nhất của chúng ta là nắm bắt cơ hội, ứng dụng công nghệ tiên tiến để học sinh được hưởng sự giáo dục có chất lượng.

 Kiến nghị và giải pháp

Bằng kinh nghiệm thực tiễn từ Hàn Quốc, bà Hyejin Kim nhấn mạnh đến việc cần tăng cường tiếp cận giáo dục trong đại dịch để không nhóm học sinh nào bị bỏ lại phía sau. Với phương thức học trực tiếp thì cần đảm bảo môi trường học tập an toàn, đảm bảo sức khoẻ cho cả người dạy và người học; với phương thức học trực tuyến thì tạo nền tảng để hỗ trợ giáo viên, cho phép giáo viên truy cập thông tin đầy đủ, có sự kết nối với các bên liên quan như phụ huynh, các chuyên gia giáo dục, các nhà cung cấp dịch vụ và học liệu.

Chia sẻ cách thức ứng phó linh hoạt với Covid-19 của giáo dục Việt Nam, để đảm bảo việc học sinh, sinh viên "tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học”, bà Bùi Thị Diển - Viện KHGDVN cho biết chương trình “Sóng và máy tính cho em” của chính phủ Việt Nam được thực hiện từ tháng 9/2021 nhằm hỗ trợ máy tính cho học sinh, giáo viên và mạng Internet để kết nối học trực tuyến đã đem lại hiệu quả hết sức tích cực. Cùng với đó, hoạt động triển khai dạy học của nhà trường linh động hơn, các chương trình, phương pháp giảng dạy linh hoạt, sáng tạo, đánh giá kết quả giáo dục có sự tham của công nghệ thông tin.

Công nghệ thông tin hỗ trợ tích cực trong bói cảnh ứng phó với dịch covid-19 ở các nhà trường
Công nghệ thông tin hỗ trợ tích cực trong bói cảnh ứng phó với dịch covid-19 ở các nhà trường

Ông Minchul Shin từ Trường tiểu học Daegu Jinwolm, Hàn Quốc, chia sẻ kinh nghiệm về ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy - học. Đó là việc đưa ra phương pháp học dựa trên Edtech trong các trường học và đưa ra những trường hợp sáng tạo trong lớp học. Khi tất cả các trường học ở Hàn Quốc bị đóng cửa bởi Covid-19, ông đã mở trường học trực tuyến Hakgyogaja.com (Hãy đi học) với các giáo viên từ khắp nơi trên đất nước bằng cách sử dụng các nền tảng cộng tác trực tuyến. Hakgyogaja.com đã góp phần giúp giáo viên, học sinh và phụ huynh điều chỉnh việc học trực tuyến và đưa ra mô hình tuyệt vời cho giáo dục trực tuyến trong Covid-19.

Chủ động và linh hoạt ứng dụng CNTT là cách được Trường TH, THCS & THPT Thực nghiệm Khoa học giáo dục triển khai hiệu quả, bà Lê Thị Mai Hương, đại diện trường này cho rằng: Vai trò của hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn rất quan trọng, phải huy động sự đồng lòng trong tập thế nhà trường; Linh hoạt và kỉ luật, cần có một nền tảng trực tuyến thống nhất với các yêu cầu chung cho toàn thể giáo viên, phụ huynh và học sinh, đảm bảo dễ tương tác và điều hành; Hỗ trợ giáo viên, phụ huynh và học sinh theo quy trình chung; Tìm kiếm sự hỗ trợ và đồng hành của các bên liên quan.

Mặc dù các chính phủ đã có những nỗ lực đáng kể để duy trì việc học liên tục trong thời kỳ này, nhưng thực tế vẫn còn nhiều thách thức. Trẻ em và học sinh, ở một mức độ nào đó, phải dựa nhiều hơn vào các nguồn lực của riêng mình để tiếp tục học từ xa thông qua Internet, truyền hình hoặc đài phát thanh. Giáo viên cũng phải thích ứng với các khái niệm sư phạm mới và các phương thức giảng dạy mà họ có thể chưa được đào tạo hoặc sử dụng trước đây. - GS.TS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ