Chuyển đổi số giúp triển khai hiệu quả Chương trình mới khi dịch bệnh còn phức tạp

GD&TĐ - Mặc dù dịch bệnh Covid-19 có diễn biến phức tạp nhưng các nhà trường tại Vĩnh Phúc vẫn triển khai hiệu quả Chương trình GDPT mới. Đồng thời, sẵn sàng các điều kiện để triển khai SGK mới trong năm học 2022-2023.

Một giờ học của cô và trò Trường Tiểu học Hội Hợp B
Một giờ học của cô và trò Trường Tiểu học Hội Hợp B

Thay đổi tư duy

Xác định việc linh hoạt, sáng tạo để thích ứng trong bối cảnh đại dịch Covid 19 là điều rất cần thiết nhằm đạt được mục tiêu kép vừa dạy học tốt, vừa chống dịch hiệu quả. Do vậy, ngay từ đầu năm học 2021-2022, Trường Tiểu học Hội Hợp B (thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) đã xây dựng kế hoạch năm học trong đó vừa đảm bảo mục tiêu cốt lõi, vừa có các kịch bản, các phương án dạy học linh hoạt tùy theo điều kiện thực tế là dạy học trực tiếp hay trực tuyến.

Chia sẻ với Báo GD&TĐ, thầy giáo Đào Chí Mạnh – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Ban Giám hiệu đã tuyên truyền tới thầy, cô xóa bỏ tâm lý dạy học trực tuyến là giải pháp tình huống mà cần được xem như là một giải pháp luôn được tiến hành song song với dạy học trực tiếp ngay cả khi học sinh được đến trường. Chuyển đổi số cần tập trung vào những nền tảng cụ thể, gần gũi, thiết thực và dễ dùng từ đó giúp giáo viên tìm hiểu, sử dụng thành thạo, khai thác và sáng tạo sâu thay vì thầy cô loay hoay vào nhiều phần mềm mà chưa hiểu rõ, hiểu sâu về một phần mềm nào.

Một điều quan trọng nữa là giúp thầy cô, những người trực tiếp giảng dạy hiểu nội dung cốt lõi của chương trình Giáo dục phổ thông mới là chú trọng dạy học theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học thay vì chú trọng kiến thức, kỹ năng.

Lấy 3 nội dung trên để tập trung thực hiện nhờ đó những nhiệm vụ, mục tiêu quan trọng được thực hiện và đạt kết quả như đã đề ra.

Hoạt động ngoại khóa của cô và trò Trường TH Hội Hợp B
Hoạt động ngoại khóa của cô và trò Trường TH Hội Hợp B

Theo thầy Đào Chí Mạnh, công tác chuyển đổi số được thực hiện ngay từ đầu năm học với những việc làm cụ thể, bài bản từ việc nâng cấp cơ sở vật chất, đường truyền, tốc độ internet tại các lớp học đến việc lựa chọn, hướng dẫn giáo viên sử dụng tốt nền tảng để dạy học, kiểm tra đánh giá, khen thưởng học sinh. Cụ thể ở đây là Zoom meeting; ClassDojo và Vioedu. 

Đến nay 100% giáo viên sử dụng thành thạo và rất sáng tạo trong sử dụng các nền tảng trên. Việc tạo đề kiểm tra trực tuyến, sử dụng khen thưởng số không chỉ được sử dụng khi học sinh không thể tới trường mà thường xuyên ngay cả khi dạy trực tiếp do vậy có thể nói thầy cô luôn sẵn sàng trong mọi tình huống. Nhờ vậy không chỉ ở lớp 1; lớp 2 là những lớp thực hiện SGK mới mà cả những lớp khác chất lượng dạy học được nâng lên rõ rệt.

Một nội dung rất quan trọng nữa là thực hiện linh hoạt chương trình. Tranh thủ thời gian vàng trong những ngày học sinh được đến trường để tập trung vào những chủ đề chính. Những nội dung khác, phù hợp thì để thực hiện khi dạy học trực tuyến.

Học sinh Trường TH Hội Hợp B tham gia khởi động trước buổi học
Học sinh Trường TH Hội Hợp B tham gia khởi động trước buổi học

“Từ những điều trên, mặc dù thời gian vừa qua việc dạy học trực tiếp bị gián đoạn tuy nhiên mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra được hoàn thành. Hiện nay học sinh lớp 1 đã biết đọc, biết viết, làm toán theo chương trình quy định. Các em học sinh lớp 2 cũng hoàn thành mục tiêu học tập. Không chỉ những kiến thức, kỹ năng theo chương trình mà cả những năng lực cũng được hình thành và phát triển làm tiền đề rất quan trọng để các em tiếp tục rèn luyện, phát triển sau này” – thầy Đào Chí Mạnh khẳng định.

Không tạo áp lực cho học sinh

Từ kết quả đã đạt được trong việc triển khai Chương trình GDPT mới, Trường Tiểu học Hội Hợp B đã có kế hoạch và sẵn sàng về cơ sở vật chât, đội ngũ giáo viên để triển khai chương trình SGK lớp 3 mới của năm học 2022-2023.

Tiết mục văn nghệ của học sinh Trường TH Hội Hợp B nhân dịp 20-11
Tiết mục văn nghệ của học sinh Trường TH Hội Hợp B nhân dịp 20-11

Thầy giáo Đào Chí Mạnh nhấn mạnh, để làm tốt nhiệm vụ triển khai chương trình SGK lớp 3 mới, nhà trường đã có những chuẩn bị về cơ sở vật chất như: Chuẩn bị về phòng lớp học; tham mưu với UBND phường sửa chữa, nâng cấp dãy nhà 2 tầng và sẽ hoàn thành trước năm học 2022 – 2023. Hệ thống máy chiếu cũng đã được trang bị tới 100% các lớp. Nhà trường bố trí một khu vận động, vui chơi cho học sinh riêng biệt nhằm tăng cường phát triển năng lực đặc biệt là thể chất cho các em.

Về đội ngũ, nhà trường cũng đã có dự kiến sắp xếp, bố trí giáo viên dạy lớp 3 và có kế hoạch bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ trong đó chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn để giáo viên hiểu điểm mới, sự khác biệt cốt lõi của chương trình Giáo dục phổ thông mới so với chương trình trước đây. Tuyên truyền, hướng dẫn và tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện chuyển đổi số, sự cần thiết của chuyển đổi số trong bối cảnh hiện nay. Cùng với đó là tuyên truyền, hướng dẫn tới giáo viên việc phối hợp với gia đình trong việc cùng nhau giáo dục các em học sinh đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay và sự cần thiết của nó.

Năm học 2022-2023 là năm đầu tiên triển khai SGK lớp 10 mới. Do vậy, các trường THPT tại Vĩnh Phúc cũng đã có những chuẩn bị chu đáo về nhân lực và cơ sở vật chất để sẵn sàng cho nhiệm vụ quan trọng này.

Giáo viên và học sinh Trường THPT Vĩnh Yên chia sẻ và trao đổi trong mỗi giờ học
Giáo viên và học sinh Trường THPT Vĩnh Yên chia sẻ và trao đổi trong mỗi giờ học

Trao đổi về công tác chuẩn bị triển khai SGK lớp 10 mới, cô Nguyễn Thị Anh Trâm – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) cho biết: Để triển khai SGK lớp 10 trong năm học tới, nhà trường đã có kế hoạch về đội ngũ giáo viên, sẵn sàng bổ sung cơ sở vật chất phục vụ việc dạy và học.

Về đội ngũ giáo viên, nhà trường lựa chọn những giáo viên có kinh nghiệm, trách nhiệm và có tinh thần sáng tạo, đam mê học hỏi để tham gia dạy lớp 10 trong năm học tới. Những giáo viên này sẽ tham gia đầy đủ các lớp tập huấn và được tiếp cận SGK, nghiên cứu kỹ chương trình trước khi bước vào năm học mới. Cùng với đó, nhà trường cũng chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất như bổ sung các thiết bị dạy học thiết yếu; nâng cấp các lớp học, các phòng học bộ môn; nâng cấp đường truyền internet...

Trường THPT Vĩnh Yên thực hiện đổi mới hình thức họp phụ huynh
Trường THPT Vĩnh Yên thực hiện đổi mới hình thức họp phụ huynh

Để triển khai tốt nhiệm vụ trên, cô Nguyễn Thị Anh Trâm mong muốn phụ huynh học sinh cần có sự đồng hành với nhà trường về các vấn đề như: Quan tâm đầu tư đồ dùng học tập cho con em mình; không tạo áp lực cho con cái, động viên khích lệ con, lắng nghe, chia sẻ với con và với các giáo viên trong nhà trường; cùng nhà trường thảo luận để đưa ra lộ trình học phù hợp nhất.

Nhà giáo Đào Chí Mạnh chia sẻ: Song song với việc thực hiện chương trình sách giáo khoa theo hướng dẫn chuyên môn các cấp, nhằm tạo môi trường phát triển năng lực phẩm chất người học, Trường TH Hội Hợp B đã tạo ra rất nhiều sân chơi (trong học kỳ I vừa qua là 6 sân chơi) với hàng ngàn lượt học sinh được tham gia như: Thuyết trình về sự tích Trung Thu; Ngày khai giảng của em (nhân dịp khai giảng); Cô và mẹ trong em (nhân dịp 20-10); Thầy cô trong mắt em (nhân dịp 20/11); Chú bộ đội trong mắt em (nhân dịp 22/12); Mùa xuân yêu thương – tết cổ truyền (nhân dịp tết Nguyên Đán).

Ở các sân chơi này các em được tập, được nói lên quan điểm của mình, được phụ huynh ghi lại video... từ đó giúp học sinh tự tin rất nhiều cùng với đó là các năng lực chung khác như tự chủ, tự học; giải quyết vấn đề, sáng tạo... Phong trào lan tỏa văn hóa đọc tại các lớp trong đó có cả lớp 1 và lớp 2 cũng được thầy cô giáo quan tâm, phát triển.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.