Chương trình mục tiêu quốc gia góp phần giảm nghèo ở Bắc Kạn

GD&TĐ - Bắc Kạn quyết tâm triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030

Người dân huyện Pác Nặm chuyển đổi cây trồng nâng cao giá trị sản xuất
Người dân huyện Pác Nặm chuyển đổi cây trồng nâng cao giá trị sản xuất

Nhiều gương sáng làm giàu

Tại xã Cao Tân (huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn), nguồn vốn tín dụng chính sách đã lồng ghép với triển khai các tiểu dự án hỗ trợ nhiều hộ dân phát huy thế mạnh nông lâm nghiệp, đẩy mạnh chăn nuôi trâu bò, ngựa bạch sinh sản và trồng cây ăn quả cam, bưởi... Từ đó, thức dậy đất nghèo và xuất hiện nhiều gương sáng làm giàu.

Điển hình như gia đình ông Hoàng Á Dây, dân tộc Mông khởi đầu từ 30 triệu đồng vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư chăn nuôi bò sinh sản. Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, hiện nay ông Hoàng Á Dây đã sở hữu mô hình kinh tế đồi rừng keo lá chàm 2ha, đàn bò 25 con sinh sản tốt. Số tiền thu được từ chăn nuôi, trồng trọt đã giúp nhà ông Dây thoát khỏi danh sách hộ nghèo.

“Người Mông chúng tôi có kinh tế khá giả giờ này nhiều lắm, tất cả đều nhờ nguồn sự quan tâm của Nhà nước qua Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo cùng nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng chính sách xã hội. Hy vọng, Nhà nước sẽ tiếp tục có những chính sách ưu đãi để bà con dân tộc chúng tôi mở rộng sản xuất, tăng thêm nguồn thu nhập”, ông Giàng Á Dây tâm sự.

Những vạt nương mà trước đây ông Chu Văn Tinh ở xã Yên Mỹ (huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Cạn) trồng lúa, trồng ngô, trồng sắn thì nay đã trở thành khu rừng quế có giá trị kinh tế rất cao. Những biện pháp khuyến khích hỗ trợ của tỉnh Bắc Cạn đã giúp ông cũng như nhiều người khác thay đổi nhận thức thay thế các cây trồng truyền thống bằng trồng rừng và đem lại cuộc sống sung túc hơn.

Ông Chu Văn Tinh cho biết: Trước đây, gia đình rất nghèo, phải ăn cơm độn sắn, rất đói khổ. Bà con xung quanh cũng vậy. Từ ngày nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước qua Chương trình mục tiêu quốc gia, gia đình đã có nguồn vốn để vươn lên thoát nghèo. Có nguồn vốn vay ưu đãi từ ngân hàng, gia đình đã mạnh dạn đầu tư trồng quế, một cây trồng có giá trị kinh tế cao. Nhờ đó, vợ chồng ông đã xây được ngôi nhà khang trang, mua sắm được nhiều đồ đạc vật dụng.

Cùng với khuyến khích phát triển kinh tế rừng, Bắc Kạn đã có chính sách chuyển đổi hàng ngàn héc ta đất trồng lúa ngô năng suất thấp sang trồng những cây có giá trị kinh tế cao gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, các sản phẩm OCOP, các mô hình chăn nuôi theo hướng hàng hóa xuất hiện ngày càng nhiều đã giúp nâng cao thu nhập cho hàng ngàn hộ dân Bắc Cạn mỗi năm.

Tại các thôn bản của tỉnh Bắc Kạn, những ngôi nhà xây to đẹp đang xuất hiện ngày càng nhiều tạo nên bộ mặt nông thôn mới vùng cao. Có những thôn bản đã có tới 60-70 số hộ dân thuộc diện khá và giàu. Tuy nhiên so với cả nước thì tỷ lệ hộ dân nghèo ở Bắc Kạn vẫn còn cao. Do đó, nâng cao mức sống cho người dân đang là mục tiêu trung tâm của các chính sách mà tỉnh Bắc Kạn đưa ra nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.

Nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước, nhiều hộ dân Bắc Kạn đã đẩy mạnh phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.

Nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước, nhiều hộ dân Bắc Kạn đã đẩy mạnh phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.

Thay đổi diện mạo nông thôn vùng dân tộc thiểu số

Ông Bế Ngọc Thuấn- Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn cho biết: Trong những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách liên quan đến công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh. Các chương trình, chính sách dân tộc đã phát huy được hiệu quả, từng bước làm thay đổi diện mạo nông thôn vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Các cấp, các ngành đã tích cực, chủ động tham mưu với cấp ủy đảng, chính quyền tăng cường triển khai công tác dân tộc, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

Đến nay, toàn tỉnh đã có 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã và có điểm bưu điện - văn hóa xã; 97,3% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia; 98,5% số hộ ở nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% xã được phủ sóng điện thoại di động, 80% xã, phường có trạm truyền thanh cơ sở hoạt động tốt; tỷ lệ xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế đạt 95,4%, tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế trên 96,3%; 104/318 trường đạt chuẩn quốc gia về giáo dục.

Tại Quyết định số 1719, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030. Trên cơ sở chương trình và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh cũng đã ban hành quyết định Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2025 và Quyết định thành lập thành lập Văn phòng Điều phối Chương trình thuộc Ban Dân tộc. Để triển khai Chương trình đồng bộ và thống nhất, tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo điều hành thực hiện Chương trình MTQG.

Trong năm 2022, Ban Chỉ đạo Các Chương trình MTQG tỉnh đưa ra nhiệm vụ từng Chương trình. Đối với Chương trình MTQG Phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi, năm 2022 là năm chính thức triển khai trong giai đoạn 2021-2025. Đến thời điểm hiện tại, các văn bản hướng dẫn của Trung ương cơ bản đã đầy đủ và trên cơ sở nguồn vốn được giao, tỉnh Bắc Kạn đã phân bổ cho các đơn vị, địa phương.

Hiện nay, tỉnh đang tập trung chỉ đạo triển khai những nội dung đã có đủ căn cứ và hướng dẫn thực hiện; xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thuộc thẩm quyền của tỉnh, đồng thời triển khai thực hiện hoàn thành tốt kế hoạch năm 2022, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về thực hiện chương trình. Các địa phương đẩy mạnh truyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, người đứng đầu trong trong thực hiện chương trình.

Quan điểm chỉ đạo của tỉnh Bắc Kạn là tập trung khai thác hiệu quả lợi thế, tiềm năng của từng địa phương; đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững. Tiếp tục xây dựng nông thôn mới gắn với thực hiện có hiệu quả đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp; phát triển kinh tế nông thôn, vùng DTTS đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...