|
Dưới cái rét căm căm của vùng cao Tây Bắc, đồng bào Mông ở xã vùng cao Phì Nhừ, huyện Điện Biên Đông (Điện Biên) vẫn tập trung đón Tết cộng đồng |
Là cư dân nông nghiệp cư trú trên những vùng núi cao quanh năm mây phủ, đồng bào Mông sinh sống ở hầu hết các địa phương trong tỉnh Điện Biên. Dân số dân tộc Mông tính đến nay chiếm trên 34% dân số của tỉnh Điện Biên, bao gồm 5 nhóm chính là: Mông Xanh; Mông Trắng; Mông Đỏ; Mông Đen và Mông Hoa.
Do tập tính sinh hoạt và sản xuất trên núi cao, nên dân tộc Mông đã tạo nên những sắc thái văn hóa rất riêng, hết sức độc đáo với nhiều phong tục tập quán phong phú, những lễ tiết đặc sắc. Trong đó, tiêu biểu nhất phải kể đến việc tổ chức đón Tết cổ truyền (Nào pê chầu).
|
Một điều đặc biệt với ngày Tết vùng cao, bà con tập trung đông đủ để chơi các trò chơi dân gian, giao lưu, giao duyên, không có bất kì hoạt động kinh doanh, dịch vụ đi kèm khiến cho ngày Tết không xô bồ |
|
Người già, trẻ nhỏ ngồi cả ngày để xem các chương trình giao lưu văn nghệ và các trò chơi dân gian |
|
Ngày Tết như thời gian để đồng bào quên đi mệt mỏi sau một năm lao động cực nhọc trên lưng đồi, sườn núi, mây mù bao phủ |
|
Ném Pao được xem là trò chơi dân gian truyền thống, đặc sắc của người dân tộc Mông ở Tây Bắc. Người Mông xem chúng như không có tuổi, cứ gắn bó suốt cuộc đời của họ. Quả Pao còn là một vật để minh chứng cho tình yêu của đôi lứa của người dân tộc Mông. |
|
Thiếu nữ vùng cao sặc sỡ trong trang phục dân tộc ngày Tết
|
|
Người đàn ông Mông đi tìm vợ, đi hội đều mang theo khèn và biểu diễn những điệu múa khèn mạnh mẽ thể hiện sự trai tráng của người đàn ông thì người phụ nữ phải mang theo quả pao để đối xứng.
|
|
Ngày Tết là dịp để nam thanh nữ tú giao duyên, tìm bạn đời |