Khát vọng tìm về cội nguồn văn hoá của người Việt trẻ

GD&TĐ -  “Chúng tôi muốn giới thiệu văn hóa Việt Nam từ cổ truyền đến đương đại tới công chúng quốc tế nên chúng tôi sẽ xây dựng mạng lưới trung tâm văn hóa Việt Nam tại các đô thị sầm uất trên thế giới”.

“Khởi nguồn” khát vọng tìm về cội nguồn văn hoá của người Việt Trẻ.
“Khởi nguồn” khát vọng tìm về cội nguồn văn hoá của người Việt Trẻ.

Đó là tham vọng của nhóm bạn trẻ người Việt đang sinh sống và làm việc tại ở Sydney - Australia khi họ thành lập nên Trung tâm Việt Nam - Vietnam Centre) vào tháng 3/2017. Và với những nỗ lực của mình, bằng những dự án tìm về cội nguồn văn hóa dân tộc, họ đã từng bước giới thiệu cho bạn bè thế giới biết về một đất nước Việt nam đậm đà bản sắc và giàu có các giá trị truyền thống.

Vietnam Centre

Vietnam Centre là Trung tâm Việt Nam với mong muốn quảng bá văn hóa Việt Nam tại nước ngoài do Nguyễn Anh Vũ – cựu Chủ tịch Vietnamese Cultural Ensemble (Nhóm Văn hóa Việt Nam) của khối sinh viên Việt Nam tại Đại học New South Wales, Nguyễn Ngọc Phương Đông - một trong các thành viên sáng lập Đại Việt cổ phong, chuyên viên dự án Hoa văn Đại Việt và nhà văn Lê Ngọc Linh đồng sáng lập.

Trang phục thời Lê Sơ được trình diễn trong “Dệt Nên Triều đại”.
Trang phục thời Lê Sơ được trình diễn trong “Dệt Nên Triều đại”.

Họ đều đã có nhiều trải nghiệm trong các hoạt động quảng bá văn hóa Việt Nam ra cộng đồng quốc tế nên họ nhận thấy việc thay đổi những ấn tượng không đẹp về đất nước Việt Nam là cả một quá trình dài, bền bỉ và cần sự góp sức nỗ lực của rất nhiều người.

Anh Nguyễn Anh Vũ chia sẻ: Chúng tôi muốn liên kết với những nhà nghiên cứu, những người sáng tạo trong nước để thường xuyên giới thiệu tới công chúng những tinh túy của văn hóa cổ truyền lẫn đương đại của Việt Nam”.

Tái hiện lễ Sắc phong Hoàng Thái Hậu.
Tái hiện lễ Sắc phong Hoàng Thái Hậu.

Bên cạnh các sự kiện, triển lãm, trình diễn, tọa đàm, chiếu phim, hòa nhạc, giảng dạy ngôn ngữ và văn hóa, "Vietnam Centre" sẽ duy trì tương tác thường xuyên với đại chúng qua mạng xã hội cùng những nội dung thu hút.

“Dệt Nên Triều Đại”

 “Dệt Nên Triều Đại” (Weaving a realm) là dự án đầu tiên Vietnam Centre tổ chức thực hiện và trình diễn lần đầu tại Hà Nội vào ngày 30/12/2017. Buổi trình diễn kéo dài 2 tiếng tái hiện nghi lễ và trang phục cung đình của Đại Việt thời đầu Lê Sơ (từ 1437-1471).

Để có được buổi trình diễn độc đáo này, các bạn trẻ của nhóm Vietnam Centrer đã mất 3 năm thu thập tư liệu cổ, khảo sát những hiện vật, làng nghề dệt vải lâu đời như Vạn Phúc, La Khê, Mã Châu… Nhóm cũng đã tham vấn nhiều nhà nghiên cứu văn hóa có uy tín trong và ngoài nước nhằm phục dựng gần nhất không khí và quang cảnh của nghi lễ.

Người phụ nữ Răng đen và Trang phục của Quan nữ thời Lê Sơ.
Người phụ nữ Răng đen và Trang phục của Quan nữ thời Lê Sơ.

Anh Nguyễn Ngọc Phương Đông chia sẻ: “Dệt Nên Triều Đại đã được thực hiện. Chúng tôi quyết định tái hiện lễ Sắc phong Hoàng Thái Hậu ghi chép trong cuốn “Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú. Đây là một đại lễ, có đầy đủ các tầng lớp trong cung đình và đặc biệt là có sự tham gia của các nhân vật nữ, vốn bị hạn chế tham gia vào các lễ lạt cung đình trong xã hội xưa”.

Anh Nguyễn Anh Vũ nói thêm: “Trong quá trình thực hiện, chúng tôi cũng nhận được một số phản hồi là nên… biến tấu, cách tân sao đó cho phù hợp thị hiếu giới trẻ, thay vì làm sát thực lịch sử. Tuy nhiên chúng tôi kiên định với cách thức làm càng sát với những gì có bằng chứng càng tốt.

Chúng tôi nhận ra, điều công chúng cần ở một dự án như “Dệt Nên Triều Đại” không phải là một show thời trang với các trang phục mang hơi hướng của các yếu tố truyền thống mà là một cuộc trình diễn phục dựng một sự kiện nghi lễ có thật trong quá khứ. Dự án “Dệt Nên Triều Đại” đã phần nào làm thỏa mãn nhu cầu đó của khán giả”.

Người phụ nữ Răng đen và Trang phục của Quan nam – Quan nữ thời Lê Sơ.
Người phụ nữ Răng đen và Trang phục của Quan nam – Quan nữ thời Lê Sơ.

Quả đúng như vậy khi các bạn trẻ quyết định chọn hình ảnh đại diện cho dự án là một người phụ nữ cười khoe hàm răng nhuộm đen. Bởi phụ nữ nhuộm răng đen là một nét phong tục lâu năm ở nước ta nhưng không còn phù hợp với thẩm mỹ hiện đại.

Nhiều người hoài nghi hình ảnh này không đủ gây ấn tượng đối với công chúng. Thế nhưng, sau khi công diễn rất nhiều khán giả cũng như các phương tiện truyền thông phản hồi tích cực, đặc biệt, nhiều bạn trẻ nói rằng hình ảnh phụ nữ nhuộm răng đen gợi cho họ nhớ đến người bà, người mẹ của họ. Như vậy, họ đã có lựa chọn đúng đắn.

Tiếp theo, “Dệt Nên Triều Đại” dự kiến sẽ được trình diễn tại Sydney vào tháng 2/2018 và tương lai là trình diễn tại nhiều thành phố khác trên thế giới.

Và nhiều dự án khác

Chia sẻ với phóng viên báo Giáo dục và thời đại, các thành viên Vietnam Centre còn nhiều dự án đã và đang tiếp tục thực hiện nhằm tích cực hơn nữa đẩy mạnh các hoạt động giao lưu, trao đổi văn hóa giữa cộng đồng người Việt Nam và bạn bè các nước.

Nhóm Vietnam Centre chụp ảnh cùng khách mời trong buổi trình diễn.
Nhóm Vietnam Centre chụp ảnh cùng khách mời trong buổi trình diễn. 

Những sự kiện của chúng tôi có khả năng thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa và du lịch Việt Nam, đẩy mạnh đầu tư đa phương và củng cố quan hệ quốc tế, đồng thời nâng tầm hình ảnh đất nước trong mắt bạn bè quốc tế”, thành viên trong Vietnam Centrer cho hay.

Khát vọng và quyết tâm của họ cho thấy một tinh thần của thế hệ trẻ thời đại mới, chủ động hòa nhập với quốc tế đồng thời giữ gìn và tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Trang phục Lê sơ (trích sách Ngàn năm áo mũ)

Trang phục thời Lê sơ có thể phân thành ba giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất, từ năm 1428 đến năm 1437, triều đình Lê Sơ bảo lưu một phần chế độ trang phục của nhà Trần - Hồ, thể hiện ở việc lần lượt quy định bá quan văn võ đội mũ Cao Sơn và duy trì các loại mũ Đinh Tự, Tứ Phương, Bình Đinh trong quân đội.

Giai đoạn thứ hai, từ 1437 đến năm 1499, vua Lê Thái Tông, Lê Thánh Tông lần lượt cho sao phỏng chế độ áo mũ của nhà Minh thể hiện ở các quy chế Công phục - Phốc Đầu và Thường phục - Ô Sa, đặc biệt là quy chế Bổ tử.

Giai đoạn thứ ba, từ năm 1499 đến hết thời vua Lê Chiêu Tông, triều đình nhà Lê thực hiện các cải cách trang phục thông qua quy định về chất liệu áo mũ, hình dạng Bổ tử và quy chế trang sức trên mũ Phốc Đầu. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường PTDTBT Tiểu học xã Nậm Ban, Mèo Vạc (Hà Giang). Ảnh minh họa: Nguyễn Lâm

Nỗi sợ của người thầy!

GD&TĐ - Bao giờ các bậc thầy cô giáo mới được quyền giáo dục con trẻ như chính cha mẹ giáo dục con cái “thương cho roi cho vọt”...

Nhiều năm dạy học ở miền núi, cô Hải luôn tận tâm với học sinh. Ảnh: NVCC

'Bắc nhịp cầu' giúp trò miền núi

GD&TĐ - Dạy học ở địa bàn vùng sâu, xa nhiều năm, nữ nhà giáo ở Quảng Trị luôn trăn trở khi nhận thấy học sinh thiếu thốn nhiều mặt...

Trà từ lõi ngô của nhóm sinh viên Đại học Duy Tân.

Sinh viên chế biến trà từ lõi ngô

GD&TĐ - Trà từ lõi ngô thơm ngon, giàu chất oxy hóa, vị ngọt thanh, không sinh năng lượng, tốt cho người tiểu đường, người ăn kiêng là sản phẩm của nhóm SV ĐH Duy Tân.

Arsenal tổn thất lớn

Arsenal tổn thất lớn

GD&TĐ - Bukayo Saka sẽ phải ngồi ngoài "nhiều tuần" vì chấn thương nghiêm trọng trong trận Arsenal thắng Crystal Palace 5-1 ở vòng 17 Ngoại hạng Anh.

Su-34 và Su-57 mới đi vào trực chiến

Su-34 và Su-57 mới đi vào trực chiến

GD&TĐ - Bộ Quốc phòng Nga đã nhận được bàn giao máy bay ném bom chiến đấu Su-34 và máy bay chiến đấu Su-57, theo Tập đoàn nhà nước Rostec.