Chuẩn bị cho năm học mới ở huyện đảo

GD&TĐ - Năm học 2021-2022, Trường THCS Tam Thanh (Phú Quý, Bình Thuận) chủ động phương án dạy học dạy trực tuyến và các điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.

Một giờ học của học sinh Trường THCS Tam Thanh - thời điểm chưa có dịch Covid-19. Ảnh: NVCC.
Một giờ học của học sinh Trường THCS Tam Thanh - thời điểm chưa có dịch Covid-19. Ảnh: NVCC.

Chủ động tâm thế

Hiệu trưởng Đặng Thị Chi cho biết, huyện Phú Quý không bị ảnh hưởng nhiều bởi đại dịch Covid-19, nhưng với tinh thần chung của tỉnh, nhà trường vẫn đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 15 nên học sinh vẫn chưa tựu trường. Mọi công việc chuẩn bị cho năm học mới vẫn đang được tiến hành theo phương châm: Chủ động, tích cực.

Từ thực tế triển khai chương trình, sách giáo khoa mới ở lớp 1 cho thấy, vai trò của hiệu trưởng ảnh hưởng lớn đến kết quả chất lượng giáo dục. Vì thế, để triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới đối với lớp 6, cá nhân cô đã chủ động nắm vững nội dung chương trình giáo dục phổ thông 2018.

“Ngoài ra, tôi đặc biệt quan tâm việc chọn giáo viên có đủ năng lực và kinh nghiệm để dạy lớp 6; đồng thời quan tâm đầu tư trang thiết bị để ứng dụng CNTT cho các phòng học dạy lớp 6” – cô Chi chia sẻ, đồng thời cho biết: Nhà trường đã quán triệt tới 100% giáo viên về chủ trương thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 và chương trình các bộ môn, sách giáo khoa mới.

Đồng thời, tổ chức cho giáo viên tham gia bồi dưỡng đầy đủ các modul 1, 2, 3 về hướng dẫn thực hiện thực hiện chương trình, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh.

Cô Đặng Thị Chi. Ảnh: NVCC
Cô Đặng Thị Chi. Ảnh: NVCC

Bên cạnh đó, đối với giáo viên dạy lớp 6, nhà trường đặc biệt đề cao tinh thần tự học, tự trau dồi kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ để nắm chắc việc dạy - học theo định hướng phát triển năng lực; từ đó chuẩn bị tốt cho việc soạn giảng cũng như việc tổ chức các hoạt động giáo dục trên lớp và ngoài khoá.

“Chúng tôi tổ chức cho giáo viên tham gia các chuyên đề dạy học tích cực, giúp giáo viên làm chủ phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực để tổ chức các hoạt động dạy - học nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh đạt hiệu quả” – cô Chi trao đổi.

Theo lãnh đạo Trường THCS Tam Thanh, đáng mừng là, đội ngũ giáo viên của trường nhận thức đúng đắn về việc cần thiết phải bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nên chúng tôi không gặp khó khăn về công tác này.

Nhà trường sẽ tiếp tục duy trì công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng trong năm học mới theo hướng linh hoạt: Sinh hoạt tổ, nhóm, khối lớp; dự giờ các lớp và tham gia các khoá bồi dưỡng do UBND huyện và tỉnh tổ chức.

Khắc phục khó khăn

Tuy nhiên, theo cô Chi, hiện nhà trường đang gặp khó khăn về cơ sơ vật chất do dãy10 phòng học bị xuống cấp. Hiện, trường đã khắc phục khó khăn, sắp xếp bố trí phòng học đảm bảo đầy đủ và an toàn cho học sinh chuẩn bị bước vào năm học mới.

Cùng với đó, nhà trường tập trung chỉnh trang cảnh quan trường lớp không có sửa chữa hoặc xây mới cơ sở vật chất. Ngoài ra, UBND huyện đã có chủ trương sửa chữa toàn bộ dãy 10 phòng học trên trong năm 2022.

Kinh phí thực hiện cho việc sữa chữa lớn hoặc đầu tư mới cơ sở vật chất từ nguồn ngân sách huyện hoặc nguồn công ty Sổ số kiến thiết Bình Thuận.

HS sinh Trường THCS Tam Thanh. Ảnh: NVCC
HS sinh Trường THCS Tam Thanh. Ảnh: NVCC

Cũng theo cô Chi,  hiện tại cơ sở vật chất tại Trường THCS Tam Thanh chưa đủ đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác dạy - học theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Hiện còn thiếu thiết bị dạy học lớp 6.

Trước mắt, nhà trường trang bị tivi ở các phòng học dạy lớp 6 để giáo viên có thể khai thác thiết bị trên mạng phục vụ cho giảng dạy.

Ngoài ra, để giúp nhà trường triển khai tốt nhất chương trình, sách giáo khoa mới trong năm học 2021-2022, nhà trường rất cần cung cấp thiết bị dạy học lớp 6 kịp thời vào đầu năm học mới.

“Thực tế hiện nay, tại địa phương, ở các trường tiểu học vẫn chưa được trang bị thiết bị dạy học lớp 1 nên rất khó để triển khai tốt việc dạy theo Chương trình, sách giáo khoa giáo dục mới” – cô Chi nói.

"Trước khi vào năm học mới, công tác bồi dưỡng giáo viên được nhà trường quan tâm, chú trọng. Ngoài việc triển khai thực hiện đổi mới phương pháp dạy – học theo hướng phát triển năng lực học sinh; năm học này nhà trường còn tập trung bồi dưỡng giáo viên dạy học trực tuyến, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy" - Cô Đặng Thị Chi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.