Chủ động và thích ứng

GD&TĐ - Gần 3 tháng sau ngày khai giảng năm học 2021 – 2022, cuộc tranh luận về chủ đề nên hay không nên dạy - học trực tuyến trong thời gian kéo dài vẫn chưa có hồi kết.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Trong khi đó, với chủ trương tranh thủ thời gian vàng để dạy học trực tiếp, giúp học sinh hoàn thành chương trình cốt lõi và hình thành kỹ năng vẫn được ngành Giáo dục triệt để triển khai.

Có lớp học trực tiếp giúp học sinh không chậm chương trình học được giáo viên triển khai ngay tại các khu cách ly tập trung trong hoàn cảnh cả cô và trò đều thực hiện nghiêm ngặt các quy định phòng dịch. Để bảo đảm điều kiện phòng dịch, lớp học được ca sáng và chiều. Từng đó dung lượng kiến thức, cô giáo phải dạy cả hai ca. Vừa chăm sóc từng bữa ăn, giấc ngủ, thậm chí cả vệ sinh, vừa hướng dẫn các em học bài, làm bài. Nhờ vậy, học sinh vẫn duy trì được nhịp điệu học tập, không bị hẫng khi đi học trở lại cùng với các bạn.

Với chủ trương phong tỏa diện rộng và dần dần thu hẹp phạm vi khu vực thực hiện cách ly y tế sau khi đã thực hiện truy vết khẩn trương, thời gian nghỉ học của số đông học sinh ở những trường học có ca F0 sẽ không kéo dài. Nhưng để cho các học sinh nằm trong khu vực phong tỏa y tế không bị mất bài, các trường học đã động viên giáo viên linh động lựa chọn hình thức, thời gian dạy học phù hợp để việc học của các em không bị gián đoạn. Lớp học “2 trong 1” ra đời từ đó.

Sống chung với dịch Covid-19 không dừng lại ở những cuộc họp của ban chỉ đạo phòng dịch các cấp mà đã trở thành phương châm hành động của giáo viên, HSSV vùng ảnh hưởng dịch. Hành trang của những F1 là giáo viên, HSSV khi đi cách ly tập trung, ngoài đồ dùng thiết yếu phục vụ sinh hoạt cá nhân, còn có cả giáo án, sách vở, phương tiện để dạy – học trực tuyến. Chủ động khắc phục những hạn chế về điều kiện trong khu cách ly tập trung như chất lượng mạng chập chờn, thiếu không gian yên tĩnh… nhiều thầy cô giáo vẫn tươi vui trên sóng dạy – học online cùng với học sinh, tạm quên những lo lắng về dịch bệnh.

Có lẽ vì vậy mà trong kịch bản phòng – chống dịch của nhiều địa phương, các trường mầm non hoặc tiểu học được lựa chọn làm khu cách ly tập trung. Trường hợp học sinh và giáo thực hiện cách ly tập trung cũng luôn được ưu tiên trong việc bố trí chỗ ở bảo đảm các điều kiện thiết yếu phục vụ cho việc dạy – học với những hình thức phù hợp.

Như cơ sở cách ly tập trung được đặt tại Trường Mầm non Sao Sáng (xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng), những phòng ở nhỏ, yên tĩnh được Ban quản lý bố trí cho HSSV để thuận tiện cho việc dạy và học. Tuy nhiên, hầu hết đều phải sử dụng 4G để bảo đảm ổn định chất lượng đường truyền cho việc dạy – học trực tuyến. Việc phân loại các trường hợp cách ly ngay từ khi vào, dựa trên đặc thù nghề nghiệp, vì vậy đã có tác dụng hỗ trợ rất lớn để nhịp điệu công việc của giáo viên, HSSV không bị gián đoạn.

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

Gần một nửa học sinh Trường Tiểu học 2 xã Viên An đến trường bằng đò.

Lên đò theo đuổi sự học

GD&TĐ - Trường Tiểu học 2 xã Viên An, huyện Ngọc Hiển nằm cách TP Cà Mau hơn 100 km là một trong những ngôi trường khó khăn nhất tỉnh Cà Mau.