Chọn trường “có tiếng” hay chọn ngành yêu thích?

GD&TĐ - Chọn trường hay chọn ngành là vấn đề TS Nguyễn Thị Thành – Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Bách Khoa – đặt ra trong hội thảo cùng tên do trường này tổ chức ngày 21/5.

TS Nguyễn Thị Thành: Nên chọn ngành yêu thích thay vì chọn trường.
TS Nguyễn Thị Thành: Nên chọn ngành yêu thích thay vì chọn trường.

TS Thành đưa ra một thức tế: Hiện nay, người trình độ ĐH, CĐ trở lên có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất và xu hướng tăng lên. Trong khi đó, các nhóm trình độ chuyên môn kỹ thuật khác đều duy trì tỷ lệ thất nghiệp thấp và có xu hướng giảm.

Từ đó, Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Bách Khoa cho rằng, vấn đề hiện nay với học sinh và các bậc phụ huynh không phải là tốt nghiệp THPT rồi cố gắng thi để có tấm bằng đại học mà học trường nào để ra trường có thể tìm được việc làm phù hợp.

Tuy nhiên, trên thực tế, đa số học sinh ít có khả năng tự định hướng việc làm và chấp nhận làm những công việc không biết mình có phù hợp không.

Nhiều học sinh phổ thông đến năm lớp 12 mới vội mở cuốn tư vấn tuyển sinh ra chọn trường. Chọn vì trường đó “đẹp”, đang nằm trong top; hoặc chọn theo ý muốn của cha mẹ. Thậm chí có em còn phó mặc chuyện chọn trường, chọn ngành cho bố mẹ theo kiểu “bố mẹ đặt đâu, con ngồi đó”.

Vì chọn trường chứ không chọn ngành nghề dẫn tới thực trạng không ít sinh viên bỏ học giữa chừng để chuyển đổi hoặc ra trường làm trái ngành vì không phù hợp với năng lực, tính cách. Đây cũng là lý do tư vấn hướng nghiệp là hoạt động quan trọng ở trường phổ thông.

“Quan trọng là học sinh phải chọn được đúng ngành học phù hợp với năng lực, sở trường, sở thích. Còn các nhà trường phải có những hoạt động trách nhiệm, giúp các em ra trường có việc làm phù hợp.

Tại Trường CĐ Bách Khoa, việc thu hút được sinh viên không chỉ bởi trường có đào tạo nhiều ngành nghề đáp ứng theo yêu cầu của xã hội; đội ngũ và cơ sở chất tốt; cơ hội liên thông đại học…, mà còn bởi chúng tôi luôn quan tâm đến việc làm của các em sau khi ra trường.

Nhà trường tổ chức những chương trình thực tập có lương, tham quan thực tế tại các doanh nghiệp lớn; sinh viên được lựa chọn chương trình hợp tác quốc tế như xuất khẩu lao động, du học, và hỗ trợ vay vốn ưu đãi... 100% sinh viên tốt nghiệp đều được nhà trường giới thiệu việc làm” – TS Nguyễn Thị Thành chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Bình dân học vụ số

GD&TĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.