Chọn nghề - việc làm

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Hà Nội tập trung khắc phục ô nhiễm làng nghề

UBND TP Hà Nội vừa cho ý kiến về việc tổ chức thực hiện kết quả giám sát của HĐND thành phố chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn thành phố.

Cụ thể, giao các Sở Công Thương, NN&PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính tổ chức triển khai thực, hiện các nội dung kiến nghị cụ thể của Đoàn giám sát, tiếp tục hỗ trợ, phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng các sản phẩm làng nghề truyền thống, thân thiện với môi trường; hạn chế phát triển các sản phẩm, ngành nghề gây ô nhiễm môi trường, hiệu quả kinh tế thấp; việc tổ chức di dời các cơ sở sản xuất trong khu dân cư tại các làng nghề đã có cụm, điểm công nghiệp;…

Bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách về quản lý và phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường làng nghề.

Quảng Ninh: Nhiều chính sách hỗ trợ người khuyết tật

Để hỗ trợ học nghề, việc làm cho người khuyết tật (NKT), UBND tỉnh đã ban hành quyết định thành lập Quỹ việc làm dành cho NKT. Vận động thành lập và có quyết định công nhận 10 cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là NKT, tạo việc làm cho hàng trăm lao động là NKT với mức thu nhập hàng tháng từ 2,5 - 3,5 triệu đồng…

Để triển khai có hiệu quả công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho NKT, tỉnh Quảng Ninh đề nghị Bộ LĐ-TB&XH, Ủy ban Quốc gia về NKT và Cục Bảo trợ xã hội tham mưu, trình Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp tiểu thủ công nghiệp về cơ sở vật chất, thiết bị và kinh phí đào tạo nghề cho NKT, khi doanh nghiệp có cam kết giải quyết việc làm ổn định cho NKT.

Thường xuyên mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ kỹ năng tuyên truyền, tư vấn nghề nghiệp cho NKT.

Nghệ An phấn đấu nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 61%

Theo đề án giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015 - 2020 đặt mục tiêu: Đến năm 2020, toàn tỉnh sẽ giải quyết việc làm cho khoảng 223.350 lao động.

Đề án sẽ tập trung vào các giải pháp như: Khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh nguồn lực lao động trong tỉnh; tạo nguồn thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao cuộc sống, giảm tỷ lệ thất nghiệp; giảm tỷ trọng lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp từ 62,8% hiện nay xuống còn 49% năm 2020; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnh lên 61% vào năm 2020...

Được biết, bình quân giai đoạn 2013 - 2017, mỗi năm toàn tỉnh giải quyết việc làm mới cho trên 37.000 người. Năm 2017, Nghệ An đã đưa được 13.810 người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, tập trung ở các thị trường như Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ