Là đầu tàu về kinh tế, xã hội, văn hóa nhưng qua 3 năm triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, bên cạnh thuận lợi, các trường học tại Hà Nội, TPHCM còn gặp khó khăn nhất định về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên.
Vùng thuận lợi cũng thiếu
Nằm trên địa bàn xã miền núi khó khăn nhất, xa xôi nhất của TP Hà Nội nhưng việc triển khai Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới tại Trường Tiểu học Minh Quang A (huyện Ba Vì) diễn ra tương đối thuận lợi. Một số vướng mắc cũng được nhà trường nhìn nhận để có kế hoạch tháo gỡ.
Chia sẻ thông tin với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM, cũng thừa nhận việc triển khai Chương trình GDPT mới tại thành phố vẫn còn nhiều khó khăn. Quận Gò Vấp hiện có tỷ lệ phòng học/dân số thấp nhất thành phố, khi chỉ đạt 205 phòng học/10.000 dân. Hiện nay, thành phố mới chỉ đạt 294 phòng học/10.000 dân, mục tiêu 300 phòng học/10.000 dân, thành phố phấn đấu đến năm 2025.
“Bình quân một năm thành phố tăng từ 500 - 600 phòng học nhưng do 2 năm qua thành phố dồn lực cho nhiều vấn đề khác như chống dịch Covid-19, phát triển kinh tế - xã hội nên ngân sách dành cho công tác xây mới trường học chững lại”, ông Hiếu thông tin.
Thầy Hiệu trưởng Đào Duy Đạt cho biết: Một trong những khó khăn lớn nhất của nhà trường hiện nay là điều kiện cơ sở vật chất. Do nguồn tài chính hạn hẹp nên việc đầu tư cho mua sắm trang thiết bị dạy học, phòng học, phòng chức năng còn hạn chế, khó đáp ứng ngay quy định.
Cùng với đó là năng lực của đội ngũ giáo viên. Do phải thích ứng với nhiều điểm mới của chương trình nên đòi hỏi nhà giáo nhiều kiến thức, kỹ năng, phương pháp và kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động dạy học. Tuy nhiên, việc tiếp cận phương pháp giảng dạy hiện đại còn hạn chế; một số giáo viên lớn tuổi gặp khó trong công tác giảng dạy.
Tại Trường THPT Kim Liên, hai vướng mắc lớn nhất được lãnh đạo nhà trường nhìn nhận là khó khăn về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên. Theo cô Hiệu trưởng Nguyễn Thị Hiền, các dãy nhà học đưa vào sử dụng trên 30 năm nên đã xuống cấp, không đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh.
Do nằm trong quận nội thành, không gian hạn chế nên nhà trường không có nhà thể thao đa năng, sân chơi cho học sinh cũng chật hẹp. Cùng với đó, thiết bị dạy học còn thiếu, cũ kỹ, lạc hậu chưa được đầu tư mua sắm tập trung đúng hạng mục đề xuất, chưa đáp ứng được mục tiêu giáo dục của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Cơ cấu giáo viên dịch chuyển do nhu cầu học tập các môn học lựa chọn của học sinh thay đổi, dẫn đến hiện tượng thừa, thiếu giáo viên cục bộ, việc phân công chuyên môn chưa thật sự đồng đều. Là năm đầu tiên thực hiện Chương trình GDPT 2018 nên nhiều giáo viên còn bỡ ngỡ.
Chia sẻ thông tin với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM, cũng thừa nhận việc triển khai Chương trình GDPT mới tại thành phố vẫn còn nhiều khó khăn. Quận Gò Vấp hiện có tỷ lệ phòng học/dân số thấp nhất thành phố, khi chỉ đạt 205 phòng học/10.000 dân. Hiện nay, thành phố mới chỉ đạt 294 phòng học/10.000 dân, mục tiêu 300 phòng học/10.000 dân, thành phố phấn đấu đến năm 2025.
“Bình quân một năm thành phố tăng từ 500 - 600 phòng học nhưng do 2 năm qua thành phố dồn lực cho nhiều vấn đề khác như chống dịch Covid-19, phát triển kinh tế - xã hội nên ngân sách dành cho công tác xây mới trường học chững lại”, ông Hiếu thông tin.
Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, giai đoạn 2014 - 2022 thực hiện giám sát chuyên đề tại Hà Nội. |
Khó khăn không đến từ chương trình
Theo báo cáo kết quả giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, khó khăn lớn nhất của các trường hiện nay là điều kiện cơ sở vật chất nhằm đáp ứng Chương trình, sách giao khoa mới. Tỷ lệ đáp ứng chung thiết bị tại cơ sở giáo dục phổ thông công lập năm học 2022 - 2023 toàn thành phố chỉ đạt 71,5% và không đồng đều ở mỗi cấp học.
Điều kiện đảm bảo là học sinh tiểu học không quá 35 học sinh/lớp và học sinh THCS, THPT không quá 45 học sinh/lớp, điều này không thực hiện được tại hầu hết quận nội thành. Lớp học cũng phải đảm bảo điều kiện theo quy chuẩn mới của Bộ GD&ĐT nhưng hiện vẫn còn khoảng 200 phòng học bán kiên cố.
Việc quy hoạch mạng lưới trường, lớp ở một số quận chưa đáp ứng nhu cầu học tập. Một số địa phương chịu áp lực tuyển sinh vì dân số cơ học tăng nhanh. Ở khu đô thị mới với quy mô dân số lớn, song tiến độ xây dựng trường học trong khu đô thị theo quy hoạch gần như giậm chân tại chỗ.
Diện tích đất một số trường trong các quận trung tâm chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Cùng với đó, một số cơ sở giáo dục tại các huyện ngoại thành nguồn lực tài chính còn hạn hẹp nên việc đầu tư cho mua sắm thiết bị dạy học phòng học, phòng chức năng còn hạn chế, khó đáp ứng ngay quy định.
Về đội ngũ giảng dạy, thách thức đáng kể nhất là môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý ở cấp THCS khi chưa có giáo viên đủ năng lực thực sự để đảm nhận.
Làm việc với Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM, ông Đỗ Chí Nghĩa, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, trao đổi, khi đi giám sát thực hiện chương trình mới tại huyện Cần Giờ, đoàn thấy rõ sự thiếu thốn của các trường. Cũng chương trình này, trong khi giám sát việc thực hiện tại một trường quốc tế ở TPHCM, tình hình dạy học khá thuận lợi.
“Thực tế giám sát khiến đoàn đặt ra câu hỏi: Phải chăng những khó khăn của chúng ta không do chương trình, mà nằm ở cơ chế, công tác chuẩn bị? Cơ chế đấu thầu, ngân sách dành cho giáo dục đã phù hợp hay chưa? Rõ ràng khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên vẫn chủ yếu nằm ở khối công. Khối tư thục nhờ nguồn lực chủ động và tự chủ, khó khăn gần như là rất ít”, ông Nghĩa nói và thông tin thêm: Không chỉ khối trường phổ thông công lập gặp khó, qua giám sát cho thấy các trung tâm GDTX còn khó khăn gấp bội.
“Khó khăn và thiếu thốn là vô cùng lớn, lãnh đạo các đơn vị kêu rất nhiều. Trong Nghị quyết 51 của Quốc hội nêu rõ, Chính phủ chuẩn bị điều kiện để thực hiện Chương trình, SGK mới. Chính phủ cũng đã có nghị quyết rồi nhưng khi triển khai chúng ta thiếu hụt đủ thứ, từ đội ngũ cho đến cơ sở vật chất... Đây rõ ràng là điểm thắt chúng ta cần nghiêm túc nhìn nhận để có hướng tháo gỡ”, ông Nghĩa nhấn mạnh.
Bà Văn Thị Bạch Tuyết, Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM, cho biết: Toàn thành phố còn khoảng 10 quận huyện rơi vào tình cảnh khó khăn như Quận 12. Quận 12 còn có quỹ đất, còn ở quận Tân Phú, tỷ lệ học 2 buổi/ngày chỉ 20% nhưng không còn khu vực nào để tạo lập quỹ đất cho giáo dục.
“Ở các cơ sở giáo dục chúng tôi tới giám sát tại TPHCM, phòng chức năng, cơ sở vật chất phục vụ cho chương trình mới đều chưa có và rất thiếu. Với địa phương có điều kiện như TP, trang thiết bị phục vụ học tập vẫn thiếu, vậy các địa phương khó khăn thì thế nào trong việc mua sắm trang thiết bị, vật tư thực hành nghiên cứu?”, ông Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội băn khoăn.