Lào Cai đầu tư nguồn lực tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc

GD&TĐ - Sở GD&ĐT Lào Cao đã lên kế hoạch tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số trong năm 2022. Nhiều giải pháp quan trọng đã được dặt ra để mục tiêu về đích.

Lào Cai sẵn sàng nhiều giải pháp để tăng cường tiếng Việt cho trẻ em vùng DTTS.
Lào Cai sẵn sàng nhiều giải pháp để tăng cường tiếng Việt cho trẻ em vùng DTTS.

Đối với giáo dục mầm non, ngành giáo dục Lào Cai đặt ra mục tiêu có ít nhất 38% trẻ em người dân tộc thiểu số (DTTS) trong độ tuổi nhà trẻ và 98% trẻ em người DTTS trong độ tuổi mẫu giáo, trong đó 100% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non được tập trung tăng cường tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi.

Mặt khác sẽ tiếp tục phát triển, nhân rộng mô hình tăng cường tiếng Việt cho trẻ em DTTS và nâng cao chất lượng mô hình tại các đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh.

Với Giáo dục tiểu học sẽ huy động được 99,9% học sinh DTTS trong độ tuổi ra lớp; 100% học sinh lớp 1 người DTTS được tăng cường tiếng Việt trước khi vào lớp 1; 100% các khối lớp khác lựa chọn và triển khai hiệu quả các giải pháp tăng cường tiếng Việt phù hợp theo vùng miền;

Đặc biệt sẽ có 97% học sinh lớp 1 đạt được yêu cầu cần đạt về môn tiếng Việt và đạt yêu cầu về năng lực ngôn ngữ, được tăng cường kĩ năng sống và đạt các yêu cầu về phẩm chất và năng lực.

100% CBQL, giáo viên tại các trường tham gia đề án được tập huấn về phương pháp dạy tiếng Việt như ngôn ngữ thứ hai; phương pháp tự học tiếng dân tộc tại cộng đồng; 100% học sinh trong 1 năm học được đọc tối thiểu 5 văn bản hoặc cuốn sách truyện...

Theo ông Nguyễn Thế Dũng, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Lào Cai Để tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai, năm 2022, để đạt mục đích yêu cầu đặt ra, ngành giáo dục sẽ triển khai đồng thời hàng loạt giải pháp.

Trước hết tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền; tổ chức tốt công tác phối hợp giữa các phòng, ban, ngành, đoàn thể trong việc thực hiện Kế hoạch.

Thực hiện tốt công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch.

Ngành GD&ĐT cũng chủ động phát huy những kinh nghiệm, mô hình làm tốt, hiệu quả để giới thiệu, nhân rộng trong việc triển khai thực hiện Đề án tăng cường tiếng Việt vùng dân tộc thiểu số.

Ngành giáo dục sẽ tăng cường học liệu, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi... để xây dựng môi trường tiếng Việt cho học sinh DTTS.
Ngành giáo dục sẽ tăng cường học liệu, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi... để xây dựng môi trường tiếng Việt cho học sinh DTTS.

Mặt khác ngành còn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các Phòng GD&ĐT, các cơ sở giáo dục tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 có hiệu quả các biện pháp dạy và học thích ứng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.

Công tác truyền thông được xem như giải pháp quan trọng do đó ngành sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các cấp, các ngành, cộng đồng, gia đình về chủ trương, mục đích, ý nghĩa của Đề án tăng cường tiếng Việt trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển nguồn nhân lực…

Cùng đó, chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, GV, nhân viên thông qua giáo dục chính trị, tư tưởng và bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp, sự tâm huyết, gắn bó với sự nghiệp, với nhân dân cho đội ngũ CBQL, GV.

Cũng theo Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Lào Cai, ngành còn tổ chức tập huấn bộ tài liệu “Hướng dẫn tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục mầm non” 3 độ tuổi dành cho CBQL, GV mầm non của Bộ GD&ĐT biên soạn và các tài liệu khác có liên quan cho tất cả CBQL, GV đang giảng dạy ở vùng dân tộc.

Tăng cường bồi dưỡng thường xuyên và tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ qua các kênh thông tin; xây dựng nội dung tăng cường tiếng Việt trong công tác tự bồi dưỡng; tập trung mở các lớp bồi dưỡng, hướng dẫn CBQL, G V mầm non, tiểu học tự học tiếng DTTS.

Đưa nội dung giáo dục tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người DTTS vào chương trình đào tạo GV mầm non, tiểu học. Tập trung bồi dưỡng GV dạy trẻ em vùng DTTS thực hiện hiệu quả Ngày hội “Ngôn ngữ Việt - Anh” cấp học mầm non tỉnh Lào Cai, năm học 2021- 2022.

Tăng cường học liệu, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi; xây dựng môi trường tiếng Việt. Trang bị bộ tài liệu “Hướng dẫn tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục mầm non” 3 độ tuổi dành cho cán CBQL, GV mầm non của Bộ GD&ĐT biên soạn và các tài liệu khác có liên quan cho tất cả cán bộ quản lý, giáo viên đang giảng dạy ở vùng dân tộc.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu học liệu, băng đĩa hình về tăng cường tiếng Việt. Lựa chọn, bổ sung tài liệu, học liệu, tranh ảnh, băng đĩa phù hợp, thân thiện cho trẻ em phổ biến cho các trường mầm non, tiểu học ở vùng có người dân tộc thiểu số…

Bảo đảm duy trì và phát triển sáng tạo môi trường tiếng Việt trong các cơ sở GDMN, tiểu học vùng DTTS theo bộ tiêu chí của Bộ GD&ĐT. Xây dựng thư viện thân thiện phù hợp để khuyến khích các bậc cha mẹ cùng đọc sách với học sinh tại trường, tạo môi trường giao tiếp tiếng Việt, góp phần xây dựng nền tảng văn hóa đọc cho học sinh.

Áp dụng nguyên tắc dạy và học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số như dạy và học ngôn ngữ thứ hai để có phương pháp phù hợp. Quan tâm xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Việt và giải pháp dạy học tích hợp tiếng Việt cho trẻ và học sinh ở các trường học vùng dân tộc thiểu số...

Ngành giáo dục sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp xã hội hóa giáo dục, tạo điều kiện tốt nhất để các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển giáo dục mầm non.

Huy động các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân ủng hộ kinh phí, sách vở, tài liệu, học liệu, đồ dùng, đồ chơi hỗ trợ việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người DTTS, đặc biệt hỗ trợ tài liệu hướng dẫn cha mẹ trẻ chăm sóc, giáo dục tại nhà trong giai đoạn phòng chống dịch Covid-19.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh lính Đức Quốc xã giương cờ trắng đầu hàng ngày 13/5/1945.

Cờ trắng đầu hàng có từ khi nào?

GD&TĐ - Trong chiến tranh, khi xét thấy không thể chống cự lại đối phương, đội quân yếu thế thường giương một lá cờ trắng biểu thị sự đầu hàng.