Đầu tư nguồn lực nâng chất lượng phổ cập giáo dục mầm non

GD&TĐ - Trong những năm qua, công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi trên toàn quốc đã đạt những kết quả đáng ghi nhận.

Giáo viên Trường Mầm non Trung Nghĩa chuẩn bị bài giảng sinh động. Ảnh: NVCC.
Giáo viên Trường Mầm non Trung Nghĩa chuẩn bị bài giảng sinh động. Ảnh: NVCC.

Các địa phương cần tiếp tục quan tâm đến nguồn lực, đầu tư cơ sở vật chất nhằm duy trì các kết quả tích cực đã đạt được; đồng thời, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.

Những kết quả tích cực

Tại Trường Mầm non Trung Nghĩa, TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, trong nhiều năm qua, công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi luôn đạt kết quả tốt. Tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo 5 tuổi ra lớp đạt tỷ lệ 100%.

Có nhiều năm kinh nghiệm phụ trách lớp mẫu giáo 5 tuổi, cô Nguyễn Thị Hồng Minh, giáo viên Trường Mầm non Trung Nghĩa cho biết trước thềm năm học mới, nhà trường luôn quan tâm, tân trang, tu sửa hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị và đồ chơi cho trẻ. Vì vậy, trong năm, cơ sở vật chất và đồ chơi cho trẻ đều được đảm bảo.

Trước đây, đầu năm học, ban giám hiệu nhà tường cũng phân công nhiệm vụ cụ thể đến từng cán bộ, giáo viên vận động, tuyên truyền cho phụ huynh. Địa phương và tỉnh cũng phát thông báo, tuyên truyền để vận động phụ huynh cho trẻ ra lớp. Dần dần, phụ huynh thực sự hiểu và quan tâm đến việc cho con đi học mẫu giáo, đặc biệt là với trẻ mẫu giáo 5 tuổi đang chuẩn bị hành trang bước vào cấp học mới, nên việc huy động trẻ ra lớp đạt chuẩn. Công tác phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi cũng được duy trì tốt.

Ngoài ra, theo cô Hồng Minh, cán bộ giáo viên nhà trường hầu hết đều năng động, nhiệt tình, nhiệt huyết trong công việc; tích cực tham gia tập huấn trau dồi, nâng cao phương pháp giảng dạy. Đơn cử, trong giai đoạn dịch Covid-19, giáo viên nhà trường vẫn tích cực lên ý tưởng, quay, cắt dựng video về các chủ đề học tập, chăm sóc sức khoẻ cá nhân, vui chơi hay phòng chống dịch Covid-19.

Riêng với trẻ mẫu giáo 5 tuổi, các thầy cô quay video hướng dẫn các em tập tô chữ viết, chữ số; nhận dạng mặt chữ, mặt số. Giáo viên lớp mẫu giáo 5 tuổi thường xuyên túc trực bên điện thoại di động không kể ngày đêm nhằm hỗ trợ phụ huynh chăm sóc trẻ tại nhà trong thời gian dịch.

Những hoạt động trên góp phần duy trì và phát huy những kết quả đã đạt được của nhà trường, trong đó có công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi.

Học sinh Trường Mầm non Trung Nghĩa trở lại trường sau dịch Covid-19. Ảnh: NVCC.

Học sinh Trường Mầm non Trung Nghĩa trở lại trường sau dịch Covid-19. Ảnh: NVCC.

Tiếp tục nâng cao chất lượng chương trình giáo dục mầm non

Năm học 2021 - 2022, toàn tỉnh Hưng Yên có tổng số 190 trường mầm non và 172 nhóm, lớp độc lập, tư thục. Số trẻ mẫu giáo đăng ký đến trường đạt tỷ lệ 97%. Riêng đối vứi trẻ 5 tuổi, toàn tỉnh đã huy động hơn 20 nghìn trẻ mẫu giáo 5 tuổi ra lớp, đạt tỷ lệ 100%.

Theo ông Nguyễn Văn Phê, Giám đốc Sở GD&ĐT Hưng Yên, Sở đã tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán trực tiếp tham dự các đợt tập huấn do Bộ GD&ĐT tổ chức; đồng thời tổ chức tập huấn tại tỉnh. Trong đó, tập huấn hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung của Chương trình giáo dục mầm non đối với 100 % cán bộ quản lý và giáo viên mầm non. Tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non đảm bảo chất lượng giáo dục mầm non.

Tỉnh và ngành Giáo dục đã dành nguồn lực đầu tư cho giáo dục mầm non; nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non thông qua việc triển khai hiệu quả chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”.

Sự đầu tư và quan tâm tích cực đối với giáo dục mầm non đã góp phần giúp tỉnh đạt mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.

Theo ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non, Bộ GD&ĐT, toàn quốc đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi vào năm 2017. Hàng năm, các địa phương tiếp tục duy trì kết quả đạt chuẩn và bổ sung các điều kiện về đội ngũ, cơ sở vật chất để đảm bảo tính bền vững. Việc thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi đã tạo cơ chế, động lực để phát triển giáo dục mầm non.

Các địa phương cần tiếp tục quan tâm đến nguồn lực góp phần nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non. Đồng thời, các địa phương cần chú trọng công tác quy hoạch, phát triển mạng lưới trường lớp; đầu tư cơ sở vật chất để đảm bảo các điều kiện duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, tiến tới phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo.

Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang gấp rút triển khai xây dựng Đề án “Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo (3-4 tuổi) và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2023 – 2030".

Đề án đặt ra hai mục tiêu là nâng cao tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo được tiếp cận giáo dục mầm non; bảo đảm hầu hết trẻ mẫu giáo từ 3-5 tuổi ở mọi vùng, miền đều được đến lớp để thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ngày theo Chương trình Giáo dục mầm non.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Mariah Carey: 'Sau ánh hào quang'

GD&TĐ - Nữ diva từng trải qua tuổi thơ khó khăn. Khi nổi tiếng, cô từng bị chồng kiểm soát tiền bạc, kìm kẹp cuộc sống riêng.

Ảnh: Quốc Bình

Hương Thu

GD&TĐ - Em vẫn nhớ mãi cái tuổi 18 được quấn quýt với hương vị này bởi tình cờ theo bạn đạp xe về mãi Ba Vì chơi.

Các em nhỏ thích thú tham gia trạm trải nghiệm 'Tích tịch tình tang'. Ảnh: Bình Thanh.

Cùng Thị Mầu... xuyên không

GD&TĐ - Vở diễn 'Thị Màu xuyên không' đem đến những khác biệt đầy bất ngờ, buộc khán giả không thể rời mắt.

Khoảnh khắc đô cử Lê Văn Công mang về tấm Huy chương Vàng đầu tiên cho Việt Nam ở Paralympic 2016.

Đôi tay thần kì

GD&TĐ - Vậy là, sau bốn năm, Paralympic - kì thế vận hội cho người khuyết tật một lần nữa lại diễn ra.

Minh họa: Vietpink.

Café chủ nhật: Cầu vồng sau mưa

GD&TĐ - Mấy hôm nay, không khí trong gia đình anh trở nên thật nặng nề. Bữa cơm không còn vui vẻ như trước. Ai cũng cúi đầu ăn thật nhanh.