Chính sách đãi ngộ với nhà giáo hoàn thành chương trình đào tạo trên chuẩn

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Bộ GD&ĐT trả lời như sau: Chính sách đãi ngộ đối với công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định chung trong Luật Cán bộ, Công chức và Luật Viên chức.

Mặt khác, theo phân công, phân cấp hiện nay về quản lý nhà nước, Bộ GD&ĐT không có thẩm quyền ban hành chế độ, chính sách chính sách đãi ngộ riêng đối với viên chức (trong đó có chính sách ngộ đối với cán bộ, nhà giáo sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trên chuẩn).

Các chế độ, chính sách này do các địa phương, cơ sở giáo dục thực hiện trên cơ sở phân cấp, tự chủ theo quy định hiện hành.

Hiện nay, trình độ đào tạo của giáo viên, giảng viên được gắn với tiêu chuẩn chức danh của nhà giáo; việc nhà giáo có trình độ đào tạo cao hơn trình độ đào tạo chuẩn sẽ có cơ hội tham gia thi/xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

Khi được bổ nhiệm vào hạng cao hơn, nhà giáo được khẳng định vị thế và được xếp lương ở thang/bậc cao hơn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Chiếc xe đưa đón học sinh bị lật khiến nhiều người bị thương.

Lật xe đưa đón học sinh ở Gia Lai

GD&TĐ - Xe chở khoảng 20 học sinh các trường THCS và THPT ở Gia Lai bị lật khiến nhiều em bị thương được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Khi thấy con đổ lỗi, cha mẹ cần đồng hành giúp con hình thành kỹ năng nhận trách nhiệm. Ảnh: Hoàng Toàn.

Dạy trẻ biết nhận lỗi, không đổ thừa

GD&TĐ - Trong hành trình trưởng thành của con trẻ, việc mắc sai lầm là điều không thể tránh khỏi. Việc dạy trẻ tự nhận lỗi, không đổ thừa cho người khác sẽ ảnh hưởng đến nhận thức đúng và sai của trẻ sau này.