Thế nhưng thực tế không phải lúc nào cũng như vậy, đặc biệt là hiện tượng “chạy lớp” mà nguyên nhân thực tế nhiều khi lại xuất phát từ gia đình và xã hội.
Lực lượng tạo nên dư luận không hay này là những người đứng ngoài môi trường giáo dục và cách làm, cách nghĩ của họ đôi lúc gây tác động không hay cho nhà trường và làm giảm uy tín của người thầy.
Có nhiều người trong họ cho rằng, việc làm của họ là không sai vì đó là quy luật cung cầu trong cuộc sống, họ đâu biết rằng việc làm ấy nhiều lúc làm hư thầy và hỏng trò bằng những món tiền “đầu tư” không chính đáng.
Lý do, phụ huynh làm như vậy là do tâm lý cầu toàn cho con em mình , vì họ muốn con mình được dạy dỗ và chăm sóc tốt nhất ngay từ bậc Mầm non, Trung học từ những người thầy.
Tuy nhiên việc “áp đặt” con vào học trong lớp của một người thầy tốt (trong suy nghĩ của họ) sẽ tác động rất nhiều đến tâm lý con trẻ. Sẽ là áp lực cho con em mình khi bản thân học trò không đủ năng lực để đáp ứng yêu cầu (nếu có) của lớp chọn và con em mình sẽ học tập ra sao trong môi trường lạc lõng ấy.
Thiết nghĩ, giá trị của giáo dục cũng như việc hình thành đạo đức tài năng của con trẻ, không đơn thuần nằm ở người thậy dạy giỏi, cơ sở giáo dục khang trang mà nó còn tổng hợp rất nhiều yếu tố và trong đó yếu tố bình đẳng của môi trường giáo dục, ý thức tự vươn lên của học trò cũng là điều các bậc phụ huynh cần phải nhìn nhận đúng mức để hạn chế dần việc “chạy lớp”.