Cậu học trò Xê Đăng với ước mơ làm đầu bếp

Cậu học trò Xê Đăng với ước mơ làm đầu bếp

Nguyễn Văn Kiệt (học sinh lớp 9B, trường THCS xã Đăk La, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) sinh ra và lớn lên trong gia đình có 3 anh em. Kiệt là con đầu, dưới em còn có 2 em nhỏ đang học lớp 7 và lớp 4.

5 miệng ăn, nhưng kinh tế chỉ phụ thuộc vào vài sào cà phê và cao su nên cuộc sống của gia đình có phần khốn khó. Nhận thức được nỗi vất vả, khổ cực của bố mẹ nên từ nhỏ Kiệt và 2 em đều cố gắng học tập để bố mẹ không phiền lòng. Tuy khó khăn, nhưng gia đình Kiệt vẫn đầm ấm bên nhau, sẻ chia vui buồn.

Để có tiền lo cho các con ăn học, ngoài việc đồng áng bố Kiệt còn đi làm thợ hồ. Tuy nhiên, khi Kiệt sắp hoàn thành chương trình học lớp 6 thì tai họa ập đến gia đình em. Trong một lần dỡ rơm thuê cho người ta, bố Kiệt bị ngã xuống đất. Sau đó bố em được đưa xuống bệnh viện chữa trị. Nhà neo người lớn nên những ngày mẹ ở bệnh viện với bố, một tay Kiệt cơm nước, nhắc nhở 2 em học tập.

Mặc dù gia đình em chạy vạy, vay mượn khắp nơi để có tiền chữa trị nhưng bệnh tình của bố Kiệt không thuyên giảm. Sau đó, bố em bị liệt, không thể tự đi lại, sinh hoạt như người bình thường. Kể từ đó, Kiệt và mẹ thay phiên nhau chăm sóc, vệ sinh cá nhân cho bố. Có những lúc tưởng chừng như bản thân kiệt sức, nhưng Kiệt tự động viên mình cố gắng để vượt qua tất cả.

Cậu học trò Xê Đăng với ước mơ làm đầu bếp ảnh 1
Biết được hoàn cảnh gia đình em Kiệt, bạn bè và thầy cô luôn quan tâm, động viên để em vượt qua khốn khó.

Trụ cột gia đình không còn nên toàn bộ kinh tế, chi phí lo cho 3 người con ăn học đều đè nén lên vai người mẹ. Sáng thức dậy, mẹ Kiệt lo vệ sinh cá nhân cho bố rồi tất tả với công việc mua ve chai của mình. Thương mẹ vất vả, sau giờ học Kiệt lại vội vã chạy về nhà lo cơm nước cho cả nhà rồi xoa bóp người cho bố.

“Từ khi bố bị tai nạn, cuộc sống nhà em dường như bị đảo lộn. Mọi việc trong nhà đều một tay mẹ lo toan. Em thương mẹ, nhưng em vẫn đang tuổi đi học nên không thể giúp được gì. Hàng ngày em chỉ biết đỡ đần mẹ công việc nhà, lo cho bố và chăm các em. Sau một ngày làm việc cực nhọc về, tối mẹ có thể nghỉ ngơi, ngủ một giấc thật ngon để có sức khỏe lo cho chúng em”, Kiệt với đôi mắt đượm buồn nói.

Môn học yêu thích của cậu học trò nghèo là môn Ngữ Văn. Em nói, em yêu thích những tác phẩm văn học đặc sắc, những bài thơ chứa chan tình cảm. Đặc biệt, ở môn học này em cảm nhận được ngôn từ gần gũi với cuộc sống, với người nông dân chân chất, thật thà như những gì em đang trải qua.

Tuy nhiên, nói về ước mơ sau này của mình, cậu học trò có phần nhút nhát rưng rưng nước mắt: “Sau này em muốn làm đầu bếp để nấu những món ăn ngon cho bố mẹ và 2 em. Khi đó, bố mẹ và 2 em sẽ có sức khỏe, làm việc và học tập được tốt hơn”.

Khi chúng tôi hỏi tại sao em thích môn Ngữ Văn mà không chọn những ngành nghề khác thì cậu học trò cúi gằm mặt nhìn xuống trang vở đang nhòe dần. Có lẽ, cuộc sống quá khó khăn, thương bố mẹ nên em chọn cách học nghề, bởi em có thể vừa học vừa làm. Khi đó mẹ em sẽ có tiền lo cho 2 người em của Kiệt được đi học đến nơi đến chốn.

Cô Nghiêm Thị Hương – Giáo viên chủ nhiệm lớp 9B cho biết, em Kiệt là người đồng bào dân tộc Xê Đăng có hoàn cảnh khó khăn. Vào năm 2018 bố em bị tai nạn, cơ thể bị bại liệt nên không thể lao động và sinh hoạt bình thường. Do đó, một mình mẹ em quần quật làm lụng để lo cho bố và 3 anh em Kiệt. Mặc dù vậy nhưng Kiệt vẫn luôn cố gắng trong học tập, các năm học đều đạt học lực khá. Không những vậy Kiệt luôn nhiệt tình, năng nổ trong các hoạt động của trường, lớp và đoàn kết với bạn bè.

“Đầu năm học, nhà trường hỗ trợ sách, vở để giúp đỡ phần nào khó khăn đối với em Kiệt. Bên cạnh đó, thầy cô và các bạn trong lớp vẫn thường xuyên hỏi thăm, động viên bằng tinh thần Kiệt bằng những món quà nhỏ. Mọi người đều hy vọng rằng Kiệt sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này có thể đỡ đần mẹ và lo cho 2 người em ăn học thành tài”, cô Hương chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.
Minh họa/INT

Khi nào Hamas buông súng?

GD&TĐ - Việc phát hiện hố chôn gần 240 thi thể trong bệnh viện Nasser ở thành phố Khan Younis, phía Nam Dải Gaza, thể hiện rõ nhất sự đẫm máu của cuộc xung đột.