Cậu bé Mỹ khởi xướng phong trào ngừng dùng ống hút nhựa từ năm 9 tuổi

GD&TĐ - Milo Cress đến từ thành phố Burlington (Vermont, Hoa Kỳ) là người đã phát động phong trào cấm sử dụng ống hút bằng nhựa dùng một lần trên khắp đất nước, khi cậu mới 9 tuổi (năm 2011).

Cậu bé Mỹ khởi xướng phong trào ngừng dùng ống hút nhựa từ năm 9 tuổi

Từ ý tưởng giảm ống hút nhựa của cậu bé 9 tuổi

Milo, bây giờ đã 17 tuổi. Tám năm trước, cậu thực hiện dự án “Be Straw Free” của mình bắt đầu tại một quán cà phê ở quê nhà.

Sau khi thấy rất nhiều ống hút bị vứt đi, thậm chí có những cái chưa được sử dụng, cậu đã nảy ra ý tưởng và đề nghị chủ quán cà phê ở thành phố Burlington đưa cho khách hàng một văn bản gợi ý để khách đọc rồi quyết định có sử dụng ống hút không thay. Văn bản đề cập đến tác hại và sự ảnh hưởng môi trường từ việc sử dụng ống hút nhựa.

Lúc ấy, Milo Cress không nghĩ rằng quán cà phê lại tôn trọng ý tưởng của một cậu nhóc như mình.

"Em đã nghĩ người lớn sẽ không lắng nghe bởi vì em còn là một đứa trẻ", cậu bé 17 tuổi này cho biết.

 Từ phong trào không sử dụng ống hút nhựa cách đây tám năm do Milo Cress đã góp phần thúc đẩy nhiều doanh nghiệp lớn hiện nay ngừng sử dụng ống hút nhựa. (Nguồn: Daily Mail)

Từ phong trào không sử dụng ống hút nhựa cách đây tám năm do Milo Cress đã góp phần thúc đẩy nhiều doanh nghiệp lớn hiện nay ngừng sử dụng ống hút nhựa.

Trong cuộc phỏng vấn với Daily Beast, bà Odale Cress (mẹ Milo) nói rằng: “Lúc ấy, con tôi chỉ là một đứa trẻ. Milo không nghĩ mình muốn có lệnh cấm ống hút. Nó chỉ muốn mọi người có sự lựa chọn cho một cái ống hút thân thiện với môi trường".

“Em thấy việc sử dụng ống hút một lần rồi vứt đi khá lãng phí. Hành tinh này là nơi chúng ta đang sống, chúng ta cần phải có trách nhiệm trong việc tiết kiệm nguyên nhiên liệu và bảo vệ hành tinh”, Milo chia sẻ.

Kể từ ngày đó, Milo đã có thêm động lực thực hiện mong muốn của mình là giảm tiêu thụ những thứ không cần thiết.

“Ban đầu, em chỉ cảm thấy bực dọc vì sự lãng phí. Em bắt đầu nói chuyện với một số người khác, một số bạn bè của em và thuyết phục họ đặt đồ uống mà không cần ống hút nhựa. Từ việc ngừng dùng ống hút nhựa sẽ giúp giảm lượng chất thải ra môi trường”, Milo chia sẻ thêm.

Quán cà phê đầu tiên ở Vermont thực hiện theo kế hoạch của Milo đề xuất từ năm 2010. (Nguồn: Daily Mail)
Quán cà phê đầu tiên ở Vermont thực hiện theo kế hoạch của Milo đề xuất từ năm 2010.

Đến kế hoạch cấm tất cả ống hút nhựa của Starbucks

Vào ngày 25/7 vừa qua, Starbucks công bố sẽ cấm tất cả các ống hút nhựa sử dụng một lần trong 28.000 cửa hàng của họ trên toàn cầu, vào năm 2020. Theo Starbuck, kế hoạch tích cực của công ty dự kiến sau khi thực hiện sẽ loại bỏ việc sử dụng hơn 1 tỷ ống hút nhựa mỗi năm.

Ông Erin Simon (Giám đốc nghiên cứu và phát triển bền vững về khoa học vật liệu tại Quỹ động vật hoang dã thế giới Hoa Kỳ) ủng hộ chính sách mới của Starbucks và thấy rằng nó sẽ giúp cho việc giải quyết dễ dàng hơn các thách thức về chất thải hiện nay.

Ông Chris Milne (Giám đốc phụ trách tìm nguồn cung ứng bao bì cho Starbucks) cho hay: "Chúng tôi cảm thấy quyết định này bền vững và có trách nhiệm xã hội. Chính sách của công ty được nảy ra sau một tuần thành phố cảng thơ mộng của nước Mĩ là Seattle (đó cũng là nơi cửa hàng Starbucks đầu tiên trên thế giới được mở) ban hành lệnh cấm sử dụng ống hút và dụng cụ bằng nhựa dùng một lần tại các doanh nghiệp bán thực phẩm hoặc đồ uống. Starbucks ở thành phố Seattle và Vancouver sẽ là những nơi áp dụng chính sách mới trước.”

Một số người lại cho rằng sự thay thế cơ bản nhất khi không dùng ống hút là sử dụng trực tiếp từ ly không hợp vệ sinh, nhưng Milo và mẹ của cậu chỉ ra rằng lập luận không có ý nghĩa vì chúng ta không uống bia và rượu với ống hút.

Milo chia sẻ "Thay vì sử dụng ống hút nhựa, đôi khi em mang theo một ống hút bằng kim loại. Nhưng phần lớn, em uống đồ uống của mình mà không có ống hút".

Cress cũng lên tiếng về vấn đề kiểm soát súng trong các bài viết của mình trên mạng xã hội. (Nguồn: Daily Mail)
Cress cũng lên tiếng về vấn đề kiểm soát súng trong các bài viết của mình trên mạng xã hội. 

Bên cạnh việc tập trung vào các vấn đề môi trường như giảm lượng chất thải của mỗi người, cậu học sinh trung học trường Champlain Valley Union còn quan tâm đến việc kiểm soát súng, trí thông minh nhân tạo. Dự định tương lai của Milo Cress là tìm cách sử dụng trí tuệ nhân tạo cho lợi ích của người dân ở quê nhà cậu nói riêng và toàn thế giới nói chung.

Theo Dân trí

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ