Cần Thơ: Tiền hỗ trợ đã đến tay người dân

Cần Thơ: Tiền hỗ trợ đã đến tay người dân

Mừng vì có ít tiền mua gạo

Hà Nam, Hải Phòng, Cần Thơ là 3 địa phương đầu tiên trên cả nước thực hiện chi trả cho 3 nhóm khó khăn, bị ảnh hưởng dịch Covid-19. Gồm người có công, người được bảo trợ xã hội, hộ nghèo và cận nghèo theo Nghị quyết 42 và Quyết định 15 của Chính phủ.

Từ ngày 27/4, TP Cần Thơ bắt đầu chi tiền hỗ trợ. Trong đó, ưu tiên trước cho những người thuộc diện bị ảnh hưởng thuộc nhóm 5, 6, 7. Tổng cộng có 89.956 người được hỗ trợ, với số tiền 99,3 tỉ đồng. Đây là nhóm cấp thiết nhất, gồm người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng. Người thuộc diện bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp hằng tháng. Người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Theo ông Nguyễn Minh Trí, Chánh Văn phòng Sở LĐ-TB&XH TP Cần Thơ, đã có quận, huyện như Thốt Nốt, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh… đã hoàn thành 100% việc chi trả tiền hỗ trợ cho ba nhóm 5, 6, 7. Đối với các nhóm lao động tự do, người bị tạm hoãn hợp lao động do ảnh hưởng của dịch Covid-19... các quận, huyện đang rà soát theo đúng các tiêu chí quy định. Từ cuối tháng 4 đến nay, dù trong dịp nghỉ lễ nhưng nhiều cán bộ địa phương làm việc không kể ngày đêm để chi trả tiền hỗ trợ cho người dân.

Nhận được tiền hỗ trợ, bà Lê Thị Tám, quận Cái Răng (TP Cần Thơ) rất vui mừng. Bà Tám thuộc diện hộ nghèo, hằng ngày ai thuê gì làm nấy. Nếu không ai thuê bà đi lượm ve chai. Những ngày cách ly xã hội, bà không có việc làm nên gia đình hết sức khó khăn. “Nhờ chính quyền địa phương hỗ trợ gạo, thực phẩm trong những ngày nghỉ dịch bệnh nên gia đình tôi bớt vất vả phần nào. Đến nay đã nhận được tiền hỗ trợ nên tôi mừng lắm. Có ít tiền đi mua gạo, mua thức ăn để có sức đi làm tiếp khi hết dịch bệnh”.

Theo kế hoạch UBND TP Cần Thơ, việc chi trả được thực hiện dứt điểm trong tháng 5. Nguyên tắc hỗ trợ là bảo đảm đúng người, công khai, không để lợi dụng, trục lợi. Trong đó, nhóm 1 là người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động, phải thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ một tháng trở lên do các doanh nghiệp gặp khó khăn bởi dịch, không có doanh thu hoặc không có nguồn tài chính để trả lương (mức hỗ trợ 1,8 triệu đồng/tháng).

Nhóm 2 là hỗ trợ vay vốn (lãi suất 0%, thời hạn vay tối đa 12 tháng) đối với người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính và đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho người lao động, để trả phần lương còn lại.

Nhóm 3 là hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm, tạm ngừng kinh doanh từ ngày 1/4/2020 (mức hỗ trợ 1 triệu đồng/tháng, không quá ba tháng). Nhóm 4 là người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp và người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm (mức hỗ trợ 1 triệu đồng/người/tháng, không quá ba tháng).

Nhóm 5 là người có công với Cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng (hỗ trợ một lần ba tháng với mức 500.000 đồng/người/tháng). Nhóm 6 là bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng (hỗ trợ một lần ba tháng, mức 500.000 đồng/người/tháng). Nhóm 7 là người thuộc hộ nghèo và cận nghèo (hỗ trợ một lần ba tháng, mức hỗ trợ là 250.000 đồng/người/tháng).

Hơn 128.000 người được hỗ trợ

Theo bà Trần Thị Xuân Mai, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP Cần Thơ, triển khai gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng của Chính phủ, các nhóm được hỗ trợ của toàn thành phố có 128.290, với tổng kinh phí dự kiến trên 143 tỉ đồng. Các địa phương đang tích cực triển khai hỗ trợ đến người dân. Thành phố đảm bảo chi đúng và chi đủ cho tất cả những người được hỗ trợ. Trong những ngày tới Cần Thơ sẽ triển khai nhanh cho các nhóm còn lại.

Theo bà Mai, nhóm 1 có 7.192 người với kinh phí gần 13 tỉ đồng. Nhóm 2 có 24 người, tương ứng 24 doanh nghiệp. Nhóm 3 có 2.548 hộ với kinh phí chi hỗ trợ hơn 2,5 tỉ đồng. Nhóm 4 là người lao động chấm dứt hợp đồng lao động làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp là 1.469 người và người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm là 27.101 người, tổng kinh phí hơn 28,5 tỉ đồng. Nhóm 5 có 5.961 người với kinh phí gần 9 tỉ đồng. Nhóm 6 có 36.518 người với hơn 54,7 tỉ đồng. Nhóm 7 có 47.477 người, tổng kinh phí là hơn 35,6 tỉ đồng.

Trong nhóm người lao động tự do không có hợp đồng lao động, bị mất việc, các quận huyện rà soát được 5.500 người bán vé số, Sở LĐ-TB&XH kiến nghị hỗ trợ cho nhóm người bán vé số lẻ là 1 triệu đồng (bị mất thu nhập tháng 4 do ngừng phát hành vé số).

Về cơ bản Cần Thơ đã chi hỗ trợ xong cho người có công với Cách mạng đang được trợ cấp hằng tháng, người bảo trợ xã hội và người thuộc hộ nghèo hoặc cận nghèo. Như huyện Vĩnh Thạnh đã hoàn thành việc chi hỗ trợ cho 3 nhóm đối tượng theo Nghị quyết số 42 của Chính phủ. Trong đó, có 722 khẩu thuộc hộ nghèo, 6.211 khẩu thuộc hộ cận nghèo, 4.057 đối tượng bảo trợ xã hội và 113 đối tượng chính sách, với tổng số tiền hơn 11,45 tỉ đồng.

Theo ông Đoàn Trung Kiên, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh, việc chi hỗ trợ được thực hiện nghiêm túc, kịp thời, hiệu quả, đúng đối tượng, công khai, minh bạch,bảo đảm chính sách an sinh xã hội và chăm lo tốt đời sống của nhân dân. Huyện đang tích cực, chủ động rà soát các nhóm đối tượng còn lại, nhằm hỗ trợ sớm nhất, đầy đủ nhất...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.