Không thể phủ nhận sự tiện lợi mà chiếc lò vi sóng mang lại cho cuộc sống của chúng ta. Ngày nay hầu hết gia đình nào cũng sở hữu một chiếc lò vi sóng trong gian bếp nhà mình. Lò vi sóng được sử dụng chủ yếu vào mục đích hâm nóng thức ăn, một số tác dụng khác như nổ bỏng ngô, làm tan chảy bơ, luộc ngô, luộc khoai cũng được mọi người tận dụng triệt để. Một ưu điểm nữa là lò vi sóng hâm nóng thức ăn nhưng vẫn không làm hao hụt đi chất dinh dưỡng. Tuy nhiên độ an toàn của lò vi sóng có đáng tin hay không? Và liệu nó có ảnh hưởng đến sức khỏe của con người về lâu dài?
Cơ chế hoạt động của lò vi sóng
Lò vi sóng hoạt động nhờ bức xạ không ion hóa. Bức xạ ion hóa thay đổi bản chất điện từ của nguyên tử hay ion hóa chúng. Quá trình này làm thay đổi cách chúng tương tác với các nguyên tử và phân tử khác xung quanh. Các loại bức xạ ion hóa là X-quang, bức xạ gamma và y học hạt nhân (chụp CT, uống barium, và chụp X quang vú).
Vì vậy, các thực phẩm được hâm nóng nhờ nhiệt tần số cao, và một số người cho rằng bức xạ này có thể gây hại cho sức khỏe của bạn.
Lò vi sóng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn?
Có một số nghi ngờ cho rằng, việc sử dụng lò vi sóng có thể làm tăng nguy cơ mắc một số chứng bệnh như:
1. Mất ngủ: Lò vi sóng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của não.
2. Mất chất dinh dưỡng: Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, hâm nóng thức ăn trong lò vi sóng thực sự không thể bảo toàn dinh dưỡng trong thực phẩm được.
3. Gây mệt mỏi: Lò vi sóng có thể gây mệt mỏi và tăng nguy cơ béo phì.
4. Ung thư: Lò vi sóng có thể tăng nguy cơ mắc ung thư do tích lũy phóng xạ trong cơ thể con người.
5. Hạn chế các chất chống oxy hóa: Lò vi sóng có thể tiêu hủy các hợp chất chống oxy hóa trong thực phẩm. Điều này dẫn đến nguy cơ tăng cholesterol và đau tim.
Tuy nhiên, những bệnh tật do lò vi sóng gây ra vẫn chỉ là nghi ngờ và các nhà khoa học đang nghiên cứu sâu rộng về tác hại của năng lượng điện từ trong lò vi sóng xem nó có thực sự gây hại cho sức khỏe hay không.