Cần sự thay đổi

GD&TĐ - Tính đến sáng 29/6, tỉnh Quảng Ngãi có 62 ca dương tính với SARS-CoV-2, đa số được xác định lây từ tài xế xe tải đường dài chạy tuyến Sa Huỳnh - Quảng Ngãi đi Móng Cái-Quảng Ninh.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Người tài xế này hoàn toàn không hay biết bị lây nhiễm từ nguồn nào và không có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh. Sở dĩ phát hiện mình bị dương tính là trong lúc ngang qua Nghệ An hôm 25/6, linh tính sao đó, anh ta bèn ghé Bệnh viện Minh Anh làm xét nghiệm.

Trên 40 ca dương tính với SARS-CoV-2 tại Phú Yên cũng từ một tài xế xe tải đường dài, nhiều người cũng không có dấu hiệu gì mà được phát hiện do xét nghiệm. Điều này nói lên điều gì?

Bệnh Covid-19 đã chuyển sang một giai đoạn mới, dù đang lây lan rất nhanh nhưng các biểu hiện của nó mờ dần. Anh tài xế ở Quảng Ngãi là một ví dụ. Thống kê của Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP HCM cho biết, có đến 68% bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2 nhưng không có biểu hiện gì của bệnh.

Chỉ có 1,3% trong số bệnh nhân Covid-19 là ở thể nặng, cần có sự can thiệp của máy thở. Số bệnh nhân này đa số đều có bệnh nền, đề kháng yếu.

Theo nguyên tắc, những bệnh nhân “không có triệu chứng” vẫn phải nhập viện. Tuy nhiên, họ gần như không phải can thiệp y tế mà chủ yếu là nghỉ ngơi, ăn uống, tăng sức đề kháng rồi tự khỏi. Điều này đặt ra cho ban phòng chống dịch và ngành Y tế một câu hỏi: Nên chống dịch như thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh mới?

Các nước châu Âu và Hoa Kỳ cũng đã thay đổi cách chống dịch, không như những ngày đầu khi Covid-19 bùng phát.  Ngay cả ở nước ta, cách chống dịch cũng không còn cực đoan như trước, nghĩa là không “bít tất cả các lối” mà khoanh vùng trọng điểm. Tuy nhiên, chỉ từng ấy vẫn chưa đủ  với hoàn cảnh mới.

Biến thể của virus đã dẫn đến tình trạng siêu lây nhiễm trong cộng đồng. Cứ mỗi một F0 xuất hiện là có hàng trăm, thậm  chí hàng nghìn F1 và F2. Nếu vẫn giữ quan điểm chống dịch kiểu cũ, F1 là phải cách ly tập trung  thì không có chỗ để ở, thậm chí lây chéo nhau trong khu cách ly.

Mỗi ngày có đến hàng trăm ca nhiễm ở một địa phương, rồi sẽ lên con số nghìn người, ai cũng phải điều trị tại bệnh viện thì không còn giường để nằm nữa.

Chúng ta đã thành công trong các đợt chống dịch trước đây nhưng cách làm hiện nay không còn phù hợp. Vì vậy cần phải thay đổi cách chống dịch bên cạnh việc đẩy nhanh tiêm vắc xin.

Điều này vừa giảm áp lực cho ngành Y tế trong việc điều trị bệnh, vừa đỡ tốn sức cho toàn dân, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế. Việc cho thí điểm cách ly F1 tại nhà ở Bình Dương là chỉ dấu cho thấy đã có sự chuyển biến trong cách chống dịch mới.

Trước khi áp dụng phương thức chống dịch để thích nghi với hoàn cảnh mới, trước mắt mọi người nên tự ý thức trong việc phòng ngừa với phương châm 5K+Vắc xin như ngành Y tế đã khuyến cáo.

Điều này vô cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa dịch bệnh. Không một loại vắc xin nào, một phương pháp điều trị nào mà hiệu quả nếu như bản thân mỗi người không tự ý thức về phòng dịch.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.