Cần bảo đảm thực chi ngân sách cho giáo dục

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Dành tối thiểu 20 % tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục là hợp lý

Quy định này không mới nhưng để khẳng định và làm rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan, đặc biệt là các Bộ tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội khi phê chuẩn Dự toán ngân sách nhà nước hàng năm và Hội đồng nhân dân các cấp khi phê chuẩn dự toán ngân sách cấp mình, địa phương mình phải bố trí dự toán phù hợp để chi cho giáo dục đào tạo, đảm bảo tối thiểu 20% tổng chi ngân sách nhà nước dành cho giáo dục đào tạo.

Đồng thời, nhóm ý kiến có quan điểm như trên cũng đề nghị bổ sung vào Dự thảo Luật các định hướng ưu tiên trong việc phân bổ nguồn ngân sách cho giáo dục là để thực hiện phổ cập giáo dục, phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn - tránh trường hợp cào bằng trong phân bổ kinh phí ngân sách cho giáo dục như trước đây. Có ý kiến đề nghị cần xác định đầu tư cho giáo dục là trách nhiệm của Nhà nước, đặc biệt đối với giáo dục mầm non, tiểu học.

PGS.TS Nguyễn Kim Hồng - Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐHSP TPHCM – cho rằng: việc dành tối thiểu 20 % tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục ghi trong dự thảo luật là vừa phải với điều kiện kinh tế xã hội hiện nay của đất nước.

Cần quy định trong rất nhiều Nghị định mới có thể thi hành

Tài chính và đầu tư trong giáo dục là chương mới của Dự thảo Luật (chương VII). Nội dung chương này trước đây nằm rải rác trong Luật Giáo dục. PGS.TS. Nguyễn Văn Vân, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, cho rằng đây là thành công lớn. Tuy nhiên, để áp dụng trực tiếp nội dung này vào thực tế thì rất khó vì phải sửa nhiều đạo luật liên quan như luật thuế, luật phí và lệ phí, luật ngân sách nhà nước, luật đầu tư… Do đó, chương này sẽ phải cần quy định trong rất nhiều Nghị định mới có thể thi hành được.

Dự thảo Luật quy định khi thông qua ngân sách nhà nước hàng năm phải bảo đảm chi ít nhất 20% ngân sách cho giáo dục, đây là quy định không mới vì trước đây đã được quy định trong các Nghị quyết.

Theo PGS Vân, điều cần làm rõ là con số thực chi ngân sách có đúng tỷ lệ này hay không. Tham khảo báo cáo của các cơ quan thì mỗi cơ quan có con số thống kê khác nhau. Khi đưa quy định này vào Luật Giáo dục sửa đổi thì cần phải tiến hành sửa rất nhiều quy định liên quan đến kế toán, ngân sách để đảm bảo cho nhân dân thấy rằng con số thực chi ngân sách cho giáo dục là 20%.

Liên quan đến vấn đề này, ThS. Hồ Sỹ Anh - Viện nghiên cứu Giáo dục – nhấn mạnh, cần đầu tư và khuyến khích trường tư thục và đề xuất phát triển trường tư thục tự chủ trên cơ sở nguyên tắc công bằng. Ông còn cho rằng Dự thảo Luật quy định phân bổ ngân sách theo biên chế giáo viên, số lớp là chưa phù hợp một số địa phương. Bởi vì tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu đề xuất phân bổ ngân sách theo số lượng học sinh và hiệu quả giáo dục. Do đó, có thể nghiên cứu kinh nghiệm của Bà Rịa - Vũng Tàu.

Bên cạnh đó, cũng có một số ý kiến đề nghị mức chi cho giáo dục tối thiểu 20% tổng chi ngân sách nhà nước là chưa đủ đảm bảo phát triển giáo dục, đề nghị đầu tư giáo dục chiếm tối thiểu 25% tổng chi ngân sách nhà nước. Đồng thời, đề nghị xác định rõ tăng ngân sách cho một số bậc học đặc thù như giáo dục mầm non (0-3 tuổi), giáo dục thường xuyên đạt 6% tổng ngân sách cho giáo dục.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sa mạc ngập vì mưa bất thường

GD&TĐ - Hầu hết các nhà khoa học đều có chung nhận định, biến đổi khí hậu có thể 'tiếp tay' gây ra tình trạng thời tiết cực đoan ở UAE.